Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 23/4, hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tham gia buổi "Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động - ảnh 1
Các đại biểu dự chương trình.

Đây là hoạt động truyền thông chính sách thường niên của Báo Lao động Thủ đô. Sự kiện là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024; hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động - ảnh 2
Các đại biểu dự chương trình.

Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến có Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học; Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Kiều Thanh Hùng; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa.

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động - ảnh 3
Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách.

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết: Năm nay là năm thứ 11 Báo Lao động Thủ đô tổ chức chuỗi sự kiện đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách, một mặt nhằm hỗ trợ công nhân, người lao động tiếp cận tốt nhất đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Đối với ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn vốn là một lĩnh vực đặc thù, với nhiều hoạt động sản xuất không chỉ trên những cánh đồng, nông trại mà còn cả trong các nhà máy, những công trình… tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động cao thì việc cập nhật, nâng cao kiến thức pháp luật lao động nói chung, kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động nói riêng luôn là vấn đề thời sự, thiết thực với người lao động.

Chính vì thế, buổi Giao lưu, đối thoại được tổ chức với chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và Pháp luật lao động”, tập trung vào các chế độ, chính sách về lao động, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động, về an toàn, vệ sinh lao động.

“Ban tổ chức mong muốn các đoàn viên, người lao động và cả người sử dụng lao động mạnh dạn chia sẻ các vấn đề, băn khoăn của mình, đặt các câu hỏi đối với các chuyên gia. Các luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội của chúng tôi… sẽ giải đáp, tư vấn, cung cấp thông tin nhằm giúp anh chị chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, kịp thời ứng phó, thích ứng, giải quyết các khó khăn, thách thức, rủi ro, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như sự an toàn trong lao động sản xuất của mình” - Phó Tổng Biên tập Đinh Tuấn Anh nhấn mạnh.

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động - ảnh 4
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu phát biểu.

Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu cho rằng: Với chủ đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và Pháp luật lao động” mà Ban Tổ chức lựa chọn là rất thiết thực, ý nghĩa, giúp đoàn viên công đoàn và người lao động có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt rõ hơn những nội dung liên quan đến pháp luật lao động, An toàn, vệ sinh lao động và những chế độ, chính sách liên quan đến người lao động.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn, tại chương trình Đối thoại - giao lưu trực tuyến, cũng như trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi có những thắc mắc, câu hỏi liên quan đến quyền lợi, hay gặp những khó khăn trong công việc, cuộc sống, đoàn viên, người lao động hãy mạnh dạn chia sẻ. Để tổ chức Công đoàn có thể đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, người lao động một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất.

Đồng thời, lãnh đạo LĐLĐ Thành phố cũng đề nghị sau chương trình này, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục có các giải pháp sáng tạo để tuyên truyền, phổ biến, trang bị kiến thức mọi mặt, nhất là kiến thức pháp luật về lao động, các chế độ chính sách và những vấn đề thiết thực gắn với đời sống, việc làm mà người lao động quan tâm đến với đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động - ảnh 5
Các chuyên gia giải đáp câu hỏi cho người lao động.

Tham gia chương trình có các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, chính sách, bảo hiểm xã hội gồm: Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Nam Long - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh; bà Tô Thị Kim Định - Phó Giám đốc BHXH huyện Đông Anh.

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động - ảnh 6
Chị Nguyễn Thị Hậu - Công ty cổ phần Sông Tích đặt câu hỏi đối với các chuyên gia.

Đặt câu hỏi với các chuyên gia, chị Nguyễn Thị Hậu, Công ty cổ phần Sông Tích nêu: Trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, công ty sẽ có biện pháp xử lý và hỗ trợ người lao động như thế nào và quy trình thông báo sự cố đến bộ phận quản lý an toàn lao động diễn ra như thế nào?

Trả lời chị Hậu, chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân cho biết, theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải xây dựng, ban hành kế hoạch về xử lý sự cố và ứng phó với tình huống nguy hiểm khẩn cấp xảy ra tại nơi làm việc, trong đó đã xác định rõ quy trình, trách nhiệm xử lý sự cố tai nạn lao động. Đối với người sử dụng lao động, khi có sự cố xảy ra thì trách nhiệm của người lao động là phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy thiết bị vật tư có nguy cơ tai nạn lao động, không được bắt buộc buộc người lao động phải tiếp tục làm làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, biện pháp khắc phục xả lý đã được quy định tại kế hoạch xử lý

Nếu sự cố tai nạn lao động xảy ra trong phạm vi đơn vị, doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải huy động nhân lực ứng phó kịp thời; nếu sự cố gây mất an toàn tại đơn vị, doanh nghiệp phạm vi ảnh hưởng tới địa phương thì chính quyền địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp xử lý và nếu vượt quá tầm xử lý của địa phương và doanh nghiệp thì phải báo cáo lên cấp trên để có chỉ đạo xử lý, ứng phó kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác cơ quan Hội LHPN Hà Nội dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bắc Sơn

Đoàn công tác cơ quan Hội LHPN Hà Nội dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bắc Sơn

(PNTĐ) -  Chiều 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn công tác cơ quan Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Kim Anh, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trường đoàn cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội dâng đã tới thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Tượng đài Bắc Sơn (quận Ba Đình, Hà Nội) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà lưu niệm Đại tướng.
Hơn 200 người lao động được giải đáp về “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc“

Hơn 200 người lao động được giải đáp về “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc“

(PNTĐ) - Ngày 3/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc” với sự tham gia của hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Oai.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tham gia chiến dịch Điện Biên

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tham gia chiến dịch Điện Biên

(PNTĐ) - Sáng 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn Thị xã Sơn Tây.