Hơn 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tháng 4, Việt Nam đón 1,55 triệu lượt khách quốc tế, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Hơn 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng - ảnh 1
Khách quốc tế trải nghiệm làm gốm tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bảo tàng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Theo Trung tâm Thông tin Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam), du lịch Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa, tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn duy trì ở mức tốt, đạt trên 1,5 triệu lượt trong tháng này. Đặc biệt, tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với thời điểm trước dịch Covid-19, cho thấy sự phục hồi và phát triển rất tốt của thị trường du lịch Việt Nam.

Về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với 1,6 triệu lượt (chiếm 25,8%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 1,25 triệu lượt (chiếm 20%), tiếp theo là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí thứ 3 (418 nghìn lượt), Mỹ ở vị trí thứ 4 (301 nghìn lượt), Nhật Bản ở vị trí thứ 5 (235 nghìn lượt).

Trong tốp 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Malaysia (181 nghìn lượt), Australia (180 nghìn lượt), Thái Lan (163 nghìn lượt), Ấn Độ (158 nghìn lượt), Campuchia (155 nghìn lượt).

Châu Á đang là khu vực dẫn đầu với mức tăng 77,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á có tăng trưởng cao nhất, đó là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Bên cạnh đó, các thị trường Đông Nam Á tăng trưởng tốt, như Indonesia, Philippines, Malaysia, Campuchia, Singapore. Chỉ có thị trường Thái Lan giảm 18%. Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng (41,1%), Australia tăng 37,8%.

Các thị trường châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh với 63,8% nhờ vào hiệu quả từ chính sách thị thực thông thoáng được áp dụng từ 15-8-2023. Hầu hết các thị trường đều rất khả quan, trong đó có các thị trường chính như: Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nga, Thụy Điển, Thụy Sỹ...

Tin cùng chuyên mục

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời liên quan đến Nghị định 117/2025/NĐ-CP về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử có hiệu lực từ tháng 7/2025, chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân bán hàng nhỏ lẻ sang các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử và các nền tảng số có chức năng thanh toán.
Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà trả lời báo chí về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà trả lời báo chí về dòng vốn tín dụng này đã bơm ra nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực nào và tỷ trọng là bao nhiêu, khi tính đến cuối tháng 5/2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.