Indonesia tạm cấm xuất khẩu than trong tháng 1/2022

Chia sẻ

(PNTĐ) – Theo Bộ Công Thương, trước việc Indonesia tạm cấm xuất khẩu than trong tháng 1/2022, doanh nghiệp nhập khẩu than của Việt Nam cần nhanh chóng khẩn trương liên hệ với các các doanh nghiệp (đối tác) xuất khẩu than Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao trong tháng 01/2022 (nếu có).

ảnh minh họaẢnh minh họa

Ngày 31/12/2021, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia đã có thông báo số B-1605/MB.05/DJB.B/2021 tạm thời cấm xuất khẩu than từ 1-31/1/2022 đối với tất cả các đối tượng là doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than có các giấy phép: IUP (Kinh doanh khai thác mỏ-Mining Business License); IUPK (kinh doanh khai thác, sản xuất, vận hành mỏ- Production Operation Special Mining Business License) và PKP2B (Hợp đồng đặc nhượng-Concession Agreement).

Theo Bộ Năng lượng và Khoáng sản việc tạm cấm xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung than nguyên liệu cho các nhà máy điện than của Indonesia, ngăn ngừa rủi ro thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nước này đồng thời buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than phải hoàn thành nghĩa vụ cung ứng 25% tổng lượng than xuất khẩu cho thị trường nội địa.

Theo số liệu của Bộ này đưa ra, tính tới 1/1/2021, trong tổng số 5,1 triệu tấn than các doanh nghiệp than phải có nghĩa vụ cung cấp cho thị trường nội địa theo qui định của Chính phủ thì mới chỉ có 35.000 tấn than được các doanh nghiệp than nước này cung ứng. Điều này, sẽ gây ra rủi ro thiếu hụt điện nghiêm trọng, trên diện rộng với gần 20 nhà máy điện với tổng công suất 10.850 MW sẽ phải ngưng hoạt động do thiếu nguyên liệu.

​Chính phủ Indonesia cho biết, khi nguồn cung than nôi địa được đáp ứng đầy đủ, các doanh nghiệp sản xuất than sẽ được nối lại hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

​Trước việc Indonesia tạm cấm xuất khẩu than trong tháng 1/2022, doanh nghiệp nhập khẩu than của Việt Nam cần nhanh chóng khẩn trương liên hệ với các các doanh nghiệp (đối tác) xuất khẩu than Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao trong tháng 01/2022 (nếu có), đồng thời cần theo dõi chặt chẽ các thông tin cập nhật về chính sách, quản lý điều hành liên quan tới mặt hàng than tại trang tin điện tử Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia- www.esdm.go.id

(hoặc thông qua Thương vụ Việt Nam tại Indonesia). Tuy nhiên, nhiều khả năng, Chính phủ Indonesia sẽ sớm phải xem xét, điều chỉnh quyết định này do sức ép từ phía cộng động doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than Indonesia.

Thông báo tạm ngừng cấm xuất khẩu than của Chính phủ hoàn toàn bất ngờ đối với cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu than Indonesia.

Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than Indonesia cho rằng đây là một quyết định quá vội vã, bất ngờ, không có bất cứ sự tham vấn nào với cộng đồng doanh nghiệp than Indonesia và đã yêu cầu Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia rút lại quyết định cấm xuất khẩu than này.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cũng bày tỏ quan điểm cho rằng quyết định của Chính phủ Indonesia là quá vội vã và thiên vị cần phải phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp “Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế của đất nước, bất cứ chính sách nào của Chính phủ đều có tác động tới cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. Do vậy, chính sách cấm xuất khẩu than cần phải thảo luận với cộng động doanh nghiệp”.

Theo số liệu của Bộ Năng Lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia, tính đến ngày 17/12/2021, tổng sản lượng than của Indonesia đạt 581, 17 triệu tấn, đạt 92,99% mục tiêu kế hoạch khai thác đặt ra cho năm 2021 là 625 triệu tấn. Sản lượng than đã sản xuất của Indonesia đến 17/12/2021 đã vượt qua tổng sản lượng cả năm 2020 (565,69 triệu tấn). Sản lượng than đã xuất khẩu của nước này đến 17/12/2021 đạt 282,69 triệu tấn. Sản lượng than đã cung ứng cho thị trường nội địa là 188,38 triệu tấn. Sản lượng than chưa đưa ra thị trường (xuất khẩu và nội địa) là 110,1 triệu tấn.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Bàn giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Ngày 15/11, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khuyến nghị nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số trong giai đoạn tiếp theo".
Món quà khuyến học, khuyến tài ý nghĩa nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Món quà khuyến học, khuyến tài ý nghĩa nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 13/11, tại Thanh Hóa, Báo Phụ nữ Thủ đô và nhà tài trợ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức lễ bàn giao và tiếp nhận thiết bị dạy học ngoại ngữ trị giá 250 triệu đồng cho thầy và trò Trường THCS Tố Như (xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Đây là món quà thiết thực, ý nghĩa mà Báo Phụ nữ và nhà tài trợ dành cho nhà trường như một sự tri ân đối với các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người”.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

(PNTĐ) - Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.