Không có hướng dẫn về xuất vốn đầu tư, xây dựng bệnh viện gặp khó

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 2/11, thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng: Quá trình triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư với các bệnh viện chuyên khoa gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do không có hướng dẫn về xuất vốn đầu tư. Ở Hà Nội có các dự án Bệnh viện Thận tiết niệu, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Mê Linh.

Không có hướng dẫn về xuất vốn đầu tư, xây dựng bệnh viện gặp khó - ảnh 1
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) phát biểu

Bày tỏ nhất trí cao với nhiều nội dung được nêu trong các Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công và tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho biết, nhằm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 510 ngày 19/5/2023 về công bố xuất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình bao gồm cả các công trình y tế. Xuất vốn vốn đầu tư xây dựng công trình, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình chuẩn bị dự án. 

Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Nhị Hà nhận thấy, đối với lĩnh vực y tế, Quyết định 510 chỉ quy định xuất vốn đầu tư cho các công trình bệnh viện đa khoa từ 50 đến 1.000 giường bệnh và công trình bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương với 1.000 giường bệnh. Trong khi đó, nhiều địa phương đang thực hiện kế hoạch đầu tư công để xây dựng bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh với quy mô dưới 1.000 giường ở Hà Nội như dự án: Bệnh viện Thận tiết niệu, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Mê Linh. Quá trình triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư với các bệnh viện chuyên khoa gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do không có hướng dẫn về xuất vốn đầu tư.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung thêm quy định về xuất vốn đầu tư đối các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh tại Quyết định 510 để làm cơ sở xác định tổng mức vốn đầu tư xây dựng các dự án đầu tư công của ngành y tế.

Bên cạnh đó, đại biểu đề cập về vướng mắc trong việc xác định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị y tế chuyên dùng đối với việc xây dựng mới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bà Trần Thị Nhị Hà cũng đề nghị Bộ Y tế sớm sửa đổi Thông tư 08 hướng dẫn cụ thể việc xây dựng, xác định tiêu chuẩn trang thiết bị y tế chuyên dùng làm cơ sở lập hồ sơ đề xuất chủ trương triển khai mua sắm tại các dự án đầu tư công xây mới ở bệnh viện. 

Đại biểu chỉ rõ vướng mắc trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế và đề nghị Chính phủ quan tâm tới các quy định, điều kiện chuyển tiếp liên quan đến đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế từ Thông tư 14 sang thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan, đảm bảo việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế không bị chậm trễ, không phải chờ các văn bản hướng dẫn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả giải ngân đầu tư công để tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn. Cần phải cần ban hành các văn bản có tính căn cơ để giải quyết vấn đề mua sắm trang thiết bị y tế.

 

Tin cùng chuyên mục

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản

(PNTĐ) - Huyện Hoài Đức có 55 di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm các loại hình: Nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, di sản ưu tiên bảo vệ và 1 di sản phi vật thể được UNESCO ghi danh. Để bảo vệ, gìn giữ, tạo điều kiện để các loại hình di sản văn hoá phi vật thể huyện Hoài Đức đã tạo không gian thực hành, tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ để trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản văn hoá đáng quý.