Sửa luật đất đai năm 2013: Thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực:

Kỳ cuối: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hoàn thiện Luật Đất đai

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thảo luận trong ba kỳ họp Quốc hội. Với tầm quan trọng đặc biệt của đất đai, đạo luật này đang được kỳ vọng có những bước đột phá trong cơ chế quản lý chặt chẽ, thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực và khai thông các nguồn lực của đất nước.

Kỳ cuối: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hoàn thiện Luật Đất đai - ảnh 1
Hà Nội từ trên cao cảnh hầm cầu vượt Kim Liên và Công viên Thống Nhất

 

Quyền lực trong công tác cán bộ là một khía cạnh đặc biệt của quyền lực chính trị trong thể chế chính trị nước ta, Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Quyền lực trong công tác cán bộ đại diện cho thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, trên cơ sở niềm tin, tín nhiệm của tập thể, được nhân dân giao phó. Tuy nhiên, quyền lực này cũng dễ bị thao túng, dẫn đến tha hóa, biến chất nếu không có sự kiểm soát hiệu quả.

Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là sở hữu của toàn dân, có giá trị vô cùng to lớn. Nếu được quản lý chặt chẽ, hiệu quả thì sẽ là nguồn lực khổng lồ đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Với sự phức tạp, nhạy cảm và nguồn lợi mà địa tô mang lại rất có ma lực khiến nạn tham nhũng, gây thất thoát lãng phí đất công sản nói riêng, đất đai nói chung. Tham nhũng được hiểu là sử dụng quyền lực công để trục lợi cho cá nhân. Thực tế, không chỉ những đại án tham nhũng hàng trăm tỷ, nghìn tỷ của các quan to mà ngay cả từ thôn xóm, xã, phường đến cấp cao hơn cũng có những cán bộ, công chức lợi dụng “kẽ hở”, những “ngóc ngách” nhỏ để trục lợi. Có thể thấy, tham nhũng từ “ăn đất” vẫn là vấn đề nhức nhối.

Vì vậy, nếu cán bộ không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không tuân thủ pháp luật, lơ là, buông lỏng quản lý sẽ rất dễ dẫn đến sai phạm. Mất cán bộ là câu chuyện không sớm thì muộn, mà thực tế đã xảy ra. Điều này cho thấy công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ngày càng quyết liệt, đã điểm “đúng huyệt”.

Việc kỷ luật, xử lý cán bộ sai phạm luôn là đau đớn, là điều không muốn có của tổ chức Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước. Song vẫn phải xử lý tận gốc các tồn tại, để mỗi “tấc đất là tấc vàng” phục vụ lợi ích tối thượng là quốc gia, là Nhân dân chứ không phải sinh ra tham nhũng, tha hóa cán bộ.

Vấn đề đặt ra là cơ chế kiểm soát quyền lực có đủ "nhốt quyền lực vào lồng" chưa? Xử lý sai phạm đủ nghiêm minh, đủ sức răn đe chưa? Vai trò giám sát của người dân đối với việc thực thi công vụ, ra quyết định của những người có trách nhiệm bảo đảm một cách thực chất chưa? Hệ thống các quy định pháp luật có còn kẽ hở nào có thể bị lợi dụng?

Luôn coi trọng việc kiểm soát quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân và người lãnh đạo phải khắc ghi điều đó trong công việc hằng ngày, muốn vậy, phải gần gũi, học hỏi quần chúng nhân dân, đảng viên, biết lắng nghe ý kiến của họ.

Cụm từ “kiểm soát quyền lực” đã được nhắc đến hơn 20 lần trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng đã xác định tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn 2021-2030.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (2012-2022), cùng với "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế, thể chế thì công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị tha hóa. Vì vậy, phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các biện pháp bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, kết quả cuối cùng của quá trình xây dựng, thông qua Luật Đất đai là ví dụ sinh động nhất để đánh giá năng lực xây dựng pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức, cơ quan hữu quan, đánh giá năng lực thể chế hóa chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, đánh giá năng lực kiến tạo phát triển; năng lực tháo gỡ vướng mắc khó khăn trước đây và không phát sinh khó khăn, vướng mắc mới; năng lực thể hiện tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật.

 

 

Tăng cường công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Sau nhiều lần cho lùi, cho hoãn, Quốc hội đã quyết định điều chỉnh thời gian trình đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), cụ thể là cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Có thể thấy, hiếm có văn bản luật nào lại nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng như vấn đề về đất đai. Hiện có đến bốn Nghị quyết của Đảng và một Kết luận của Bộ Chính trị đề cập vấn đề về sửa đổi Luật Đất đai. Đặc biệt, Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã đánh giá toàn diện những mặt được, những điểm còn hạn chế của pháp luật đất đai. Từ đó xác định quan điểm chỉ đạo trong lần sửa đổi này, cũng như đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về đất đai.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, Luật Đất đai (sửa đổi) phải đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tháo gỡ khó khăn, giải phóng nguồn lực phục vụ phát triển; giảm thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức; đảm bảo kế thừa, phát triển Luật Đất đai cũ và các luật, quy định liên quan; đảm bảo tính hệ thống, liên thông, đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật liên quan.

Trong Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 5/9/2022, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai. Chính phủ kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với nói của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Về phía cơ quan lập pháp, giải pháp căn cơ là tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đặc biệt là cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn; đồng thời giám sát và kịp thời chấn chỉnh, chế tài việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý những vấn đề đặt ra nhưng chưa đủ độ chín, chưa đúng với tinh thần nghị quyết Trung ương tuyệt đối không đưa vào dự thảo Luật, mà chỉ cụ thể hóa những vấn đề đã chín, đã đủ rõ và có quyết sách của Trung ương. Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải đảm bảo kế thừa, ổn định, phát triển của hệ thống pháp Luật Đất đai; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt là cần tách bạch các mối quan hệ đất đai mang tính chất công-tư rõ ràng, minh bạch, tuyệt đối tránh hợp thức hóa các trường hợp vi phạm hiện nay để đưa vào dự thảo Luật.

Đảng ta luôn quán triệt và thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”, Đại hội lần thứ XIII, Đảng đã bổ sung thêm “dân thụ hưởng”. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định để phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng, như: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Quy chế dân chủ ở cơ sở... Đặc biệt là phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 2807/UBND-TNMT ngày 26/8/2022 về việc tăng cường công tác quản lý đất đai trong tình hình hiện nay trên địa bàn. Theo đó, UBND TPtổ chức công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu, bản đồ trong hệ thống quy hoạch, bao gồm quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch thành phố, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác liên quan.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.
Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.