Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng thu hút hàng nghìn người dân và du khách

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 23/3, Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng diễn ra tại đình làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm với nghi thức rước nước và nhiều hoạt động đặc sắc đã thu hút đông đảo người dân và du khách.

Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng thu hút hàng nghìn người dân và du khách - ảnh 1
Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024 diễn ra trong 3 ngày 23-25/3

Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024 diễn ra trong 3 ngày 23-25/3, (tức ngày 14, 15 và 16 Âm lịch). Các hoạt động được tổ chức tại các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Kim Trúc Tự, đền Mẫu Bản Hương, Văn Từ, trọng tâm là Đình làng Bát Tràng.

Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng thu hút hàng nghìn người dân và du khách - ảnh 2
Các bô lão làm lễ khai hội tại đình làng Bát Tràng

Làng gốm sứ Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, có tuổi đời lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam. Gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ hàng hóa được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế với các loại hình sản phẩm phổ biến như: Gốm tâm linh thờ cúng, gốm mĩ thuật trang trí, gốm gia dụng và gốm xây dựng…

Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng thu hút hàng nghìn người dân và du khách - ảnh 3
Lễ vật dâng cúng Lục vị Thành hoàng tại đình Bát Tràng vẫn được duy trì theo nếp từ ngàn xưa gồm "tam chính" là trâu thui, dê thui và heo sữa quay, cùng trầu, rượu, hương, hoa, trà, quả

Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm - di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó được tái hiện trong ngày hội làng.

Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, Hội làng Bát Tràng được tổ chức hàng năm để người dân tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng làng và các vị tổ nghề.

Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng thu hút hàng nghìn người dân và du khách - ảnh 4
Sau khi dâng lễ, đoàn rước ra thuyền xin nước thiêng từ sông Hồng

Tại lễ hội, dân làng dâng lễ Tam sinh (Trâu, Dê, Lợn) sau đó hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ. Đoàn rước đã thực hiện nghi thức lấy nước từ sông Hồng vào dâng tại đình và để cúng tế cả năm. Đoàn rước bộ, dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, Đền Mẫu Bản Hương.

Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng thu hút hàng nghìn người dân và du khách - ảnh 5
Nghi lễ được thực hiện trang nghiêm trên phà giữa lòng sông Hồng

Phần nghi lễ được thực hiện trang nghiêm trên phà giữa lòng sông Hồng. Chủ tế lễ sau khi dâng lên thần sống sẽ đại diện cho Nhân dân xin nước thiêng từ giữa sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước về Đình cổ Bát Tràng.

Ngày hội nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng thu hút hàng nghìn người dân và du khách - ảnh 6
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm Bát Tràng

Tại Lễ hội, Ban tổ chức thực hiện lễ công bố và tiếp nhận quyết định của Sở Công Thương Hà Nội, ra mắt mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng.



 

 

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.