Luật Thủ đô tiếp tục đưa vào định hướng phát triển cơ sở giáo dục chất lượng cao

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội làm việc với các cơ sở giáo dục chất lượng cao trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố.

Đoàn công tác đã làm việc với 2 trường tư thục chất lượng cao nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy là Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu.

Luật Thủ đô tiếp tục đưa vào định hướng phát triển cơ sở giáo dục chất lượng cao - ảnh 1
Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại buổi làm việc

Đoàn giám sát ghi nhận các trường có cơ sở vật chất khang trang, với đầy đủ các phòng chức năng đáp ứng nhu cầu dạy và học; đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn; chất lượng giảng dạy của các nhà trường đáp ứng được yêu cầu của trường chất lượng cao và song ngữ quốc tế.

Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu được công nhận đạt tiêu chí trường chất lượng cao tháng 7/2014. Năm 2021, trường tiếp tục được công nhận đạt tiêu chí trường chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Năm 2014, trường được công nhận là trường Quốc tế Cambridge.

Trường Nguyễn Siêu đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực, triệt để, sâu rộng đến từng giáo viên, phù hợp với đặc thù bộ môn, gắn kiến thức phổ thông với thực tiễn; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao còn một số khó khăn.

Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu Nguyễn Thị Minh Thúy cho biết, việc thực hiện chương trình tích hợp giữa chương trình quốc tế Cambridge và chương trình phổ thông Việt Nam đòi hỏi học sinh có năng lực tiếng Anh đầu vào cao nên rất khó khăn trong vấn để tuyển sinh.

Đồng thời, việc tuyển dụng giáo viên nước ngoài đủ điều kiện giảng dạy chương trình quốc tế Cambridge, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa cũng là khó khăn lớn cho nhà trường.

Luật Thủ đô tiếp tục đưa vào định hướng phát triển cơ sở giáo dục chất lượng cao - ảnh 2
Đoàn giám sát khảo sát tại Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đối với Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường được công nhận chuẩn Quốc gia và được công nhận lại năm 2021. Để xây dựng theo tiêu chí chất lượng cao, xuất phát từ mục tiêu giáo dục vì sự phát triển con người, của mỗi học sinh, dạy chữ gắn với dạy người; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, giúp học sinh cảm thấy hạnh phúc khi học tập, sinh hoạt tại trường, trong năm qua nhà trường đầu tư nâng cấp và xây dựng nhiều hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục.

Chương trình giáo dục được xây dựng bổ sung theo hướng tăng hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh có khả năng thích ứng, có kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng giảm tải, thực tiễn, sáng tạo.

Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Đàm Tiến Nam khẳng định việc được công nhận trường chất lượng cao có ý nghĩa lớn với nhà trường, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường, đồng thời đề xuất một số giải pháp để phát huy hơn nữa hiệu quả mô hình này.

Trong đó, đề xuất trường được chủ động hơn trong việc xây dựng khung thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục để có quỹ thời gian phát huy tối đa hiệu quả cơ sở vật chất, duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên, đem lại cho học sinh cơ hội học tập và trải nghiệm.

Luật Thủ đô tiếp tục đưa vào định hướng phát triển cơ sở giáo dục chất lượng cao - ảnh 3
Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh, người sáng lập Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu nêu ý kiến

Thành viên đoàn giám sát ghi nhận kết quả của các trường trong công tác dạy và học với quan điểm giáo dục hướng tới những giá trị văn hóa, nhân văn và trường học hạnh phúc. Đồng thời, đề nghị trường làm rõ thêm một số nội dung về các khoản thu phí; áp lực hồ sơ xét tuyển so với việc thi tuyển của các năm học trước...

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thanh Bình cho biết, đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội thực hiện giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao theo Luật Thủ đô 2012, trên cơ sở ghi nhận thực tế, kiến nghị, đề xuất để có những đề xuất chính sách triển khai Luật Thủ đô năm 2024.

Trưởng đoàn giám sát ghi nhận những kết quả thực hiện mô hình chất lượng cao của 2 nhà trường. Các trường đã khẳng định được thương hiệu, vị thế và có những đóng góp cho nền giáo dục Thủ đô. Các trường là mô hình tiêu biểu, tiên phong trong thực hiện mô hình chất lượng cao; đồng thời, đã mở rộng thêm các tiêu chí, đóng góp vào việc xác lập các nội dung để hình thành tiêu chí, tiêu chuẩn trường chất lượng cao cho thành phố trong thời gian tới.

Năm 2024, Luật Thủ đô sửa đổi tiếp tục đưa vào định hướng phát triển cơ sở giáo dục chất lượng cao và cơ sở giáo dục nhiều cấp học, định hình các tiêu chí, tiêu chuẩn cho mô hình này.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Nguyễn Thanh Bình cho biết, đoàn giám sát sẽ tiếp thu ý kiến của các trường để trên cơ sở đó cùng các cơ quan tham mưu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn thực hiện.


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng ngày 16/5, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Báo Hànộimới đã đăng cai tổ chức Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”.
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc

(PNTĐ) -  Sáng 15/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng bộ; làm cơ sở để cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch công tác của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng thời gian tới.
Sửa đổi Hiến pháp để đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai

Sửa đổi Hiến pháp để đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai

(PNTĐ) -Trong bất kỳ quốc gia nào, Hiến pháp không chỉ là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, mà còn là biểu tượng của ý chí nhân dân, là định hướng chiến lược cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Mỗi lần sửa đổi Hiến pháp là một lần toàn dân tộc cùng nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai. Với tư cách là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại một trường trung học phổ thông ngoại thành Hà Nội lại là một đảng viên, tôi coi việc góp ý cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một trách nhiệm chính trị, một bổn phận công dân và cũng là một sự trăn trở của người làm giáo dục.