Chuyển đổi số loa phát thanh:

Một bước “hiện đại hóa” việc truyền tin

CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đến năm 2025 tới, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu 100% loa truyền thanh cấp xã có dây, không dây FM sẽ chuyển đổi sang loa truyền thanh ứng dụng công nghệ số.

Từ tháng 5/2021, phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những địa phương đầu tiên của thành phố Hà Nội được thí điểm chuyển đổi số loa phát thanh theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chị Nghiêm Ngọc Anh - cán bộ Văn hóa phường Trần Hưng Đạo cho biết, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đọc bản tin trên loa phát thanh của phường đã giúp giảm tải phần lớn công việc của một cán bộ văn hóa trong việc sản xuất bản tin để tuyên truyền tới người dân. 

“Nếu như ngày trước để phát được một bản tin trên loa, cán bộ Văn hóa phải soạn nội dung, sau đó thu âm hoặc nói trực tiếp. Bây giờ, công việc đã được rút gọn đi rất nhiều, chỉ việc đưa nội dung văn bản vào, phần mềm sẽ tự động chuyển đổi để lồng tiếng. Tiếp đến chỉ việc tùy chỉnh giọng đọc cho phù hợp và hẹn giờ để phát bản tin. Tất cả thao tác đều được làm rất nhanh chóng, thậm chí có thể làm trên một chiếc điện thoại di động thông minh” - chị Ngọc Anh chia sẻ thêm. 

Một bước “hiện đại hóa” việc truyền tin - ảnh 1
Ứng dụng chuyển đổi số loa phát thanh để phát huy hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở

Tương tự, phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) là một trong những khu vực có đông dân cư trên địa bàn. Do đó, công tác tuyên truyền thông tin tới từng người dân tại địa phương luôn được lãnh đạo phường đặc biệt quan tâm và chú trọng. 

Ông Trần Hồng Việt - Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) cho biết, từ khi ứng dụng chuyển đổi số vào loa phát thanh trên địa bàn, công tác truyền tải thông tin tới người dân đã nhanh hơn so với trước rất nhiều. Cán bộ văn hóa của phường có thể tiếp nhận và phát thông tin trên loa dù ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào.     

Ông Nguyễn Lương Hậu - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) chia sẻ, những năm qua hệ thống truyền thanh của xã không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo địa phương quản lý tốt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Là xã có truyền thống với nghề làm tăm hương với nhiều nguy cơ dễ xảy ra cháy nổ, thông qua loa phát thanh của xã, công tác tuyên truyền, phổ biến biện pháp phòng cháy, chữa cháy tại địa phương được phát huy tối đa hiệu quả. 

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, hiện thành phố có 579 đài truyền thanh cơ sở đang hoạt động. Qua các giai đoạn khác nhau, căn cứ vào từng thời điểm, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tham mưu cho Thành phố làm sao với từng giai đoạn, loa phát thanh sẽ được đưa vào sử dụng hiệu quả nhất trên nền tảng số. 

“Việc ứng dụng công nghệ mới, lồng tiếng tự động sẽ giảm thiểu nhân lực và quản trị được thông tin ở mọi địa bàn khác nhau. Đây là bước tiến cần thiết hướng tới để loa phường, xã hiệu quả, gần gũi hơn”, bà Nguyễn Thị Mai Hương nhấn mạnh.

Theo bà Hoàng Thị Huyền Trang - Phó Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội): Loa phát thanh đến nay vẫn giữ nguyên giá trị về việc truyền tải thông tin tới người dân, đặc biệt là ở những thời điểm cấp bách.

Đặc biệt, vào những thời điểm khi toàn thành phố phải căng mình chống dịch Covid-19, loa truyền thanh trên địa bàn đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thông báo về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ngay cả thời điểm hiện tại, loa phát thanh vẫn đang phát huy tốt vai trò bằng việc đưa những thông tin về an ninh trật tự, cấp căn cước công dân giúp người dân nắm bắt được thông tin nhanh chóng và chính xác.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.