Một số quy định xử phạt hành chính đối với người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về nồng độ cồn

Chia sẻ

Người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt lên tới 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe đến 24 tháng đối với người lái xe ô tô; tối đa 8 triệu đồng, tước bằng lái xe 24 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy…

Đây là quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia quy định về việc nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng(có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022).Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ

Mới đây, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa ban hành kèm công văn số 247/CV-HĐ ngày 27/1/2022 về việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật dịp Tết Nhâm Dần 2022, ban hành kèm nội dung về quy định xử phạt hành chính đối với người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Theo đó, đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Theo quy định tại Điểm c khoản 6 và Điểm e khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Tại Điểm c khoản 8, điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Điểm a khoản 10 và điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Điểm b khoản 10 và Điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Điểm c khoản 6, điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng  đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Điểm c khoản 7, Điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Tại Điểm e khoản 8, Điểm g khoản 10 Điều 6  Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định:  Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Điểm g khoản 8 và Điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Người điều khiểnxe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:

Điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019; Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022): Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Điểm d khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Trong dịp Tết Nguyên đán 2022, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, kiến thức phòng, chống dịch Covid-19 khi tham gia giao thông cho người dân; Chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch Covid-19: Đeo khẩu trang khi tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đã uống rượu, bia không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; không sử dụng điện thoại khi lái xe; thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt, dừng, đỗ không đúng quy định; chở hàng quá tải, quá khổ, quá số người quy định... kết hợp tuyên truyền với xử phạt nghiêm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, chú trọng việc xử lý hành vi vi phạm về nồng độ cồn, ma túy…

HỒNG NHUNG 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông qua mức phân bổ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Hà Nội thông qua mức phân bổ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

(PNTĐ) - Ngày 29/3, với đa số phiếu tán thành tại kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định mức phân bổ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật; quy định mức chi cho kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố.