Muốn chống lãng phí, ngoài quy định, còn cần cái tâm của người đứng đầu

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 31/10, các đại biểu QH đã thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, trong đó tập trung vào đánh giá kết quả đạt được, phân tích tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các nội dung trọng điểm và 7 lĩnh vực trọng tâm; đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện chính sách pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn tới.

Nói về việc phòng chống lãng phí, theo đại biểu Lê Minh Nam, Đoàn ĐQQH tỉnh Hậu Giang, bên cạnh cần tập trung phòng, chống lãng phí do vi phạm quy định pháp luật, cũng cần lưu ý quan tâm phòng, chống lãng phí ở những nội dung mà nếu chỉ bằng công cụ pháp luật thì vẫn khó quản lý, nói cách là là những "điểm mờ" trong quản lý.

Muốn chống lãng phí, ngoài quy định, còn cần cái tâm của người đứng đầu - ảnh 1
ĐB Siu Hương

ĐB Siu Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đánh giá, Báo cáo đã phản ánh rất rõ nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung sai phạm là do văn bản pháp luật chưa hoàn thiện hoặc chưa đồng bộ. Vậy có cần xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc chưa hoàn thiện pháp luật để cho các đơn vị trực thuộc hoặc trực tiếp quản lý xảy ra sai phạm? Theo ĐB, đã đến lúc cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản dưới góc độ chưa làm tốt vai trò hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực, ngành mình quản lý. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa tính chủ động trong hoạt động giám sát của HĐND dân các cấp. Theo ĐB, báo cáo của Đoàn giám sát phản ánh rất đúng tình trạng nhiều địa phương vi phạm trong sử dụng ngân sách, quản lý tài sản công, đất đai. HĐND với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, giám sát là một hoạt động Hiến định và đã được văn bản luật quy định chi tiết, do vậy HĐND cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giám sát ở địa phương, kiến nghị các giải pháp cũng như vướng mắc trong thực hiện pháp luật trên địa bàn, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Muốn chống lãng phí, ngoài quy định, còn cần cái tâm của người đứng đầu - ảnh 2
ĐB Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình

ĐB Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng,trong thực thi chính sách, tình trạng "đầu voi, đuôi chuột" thường dẫn đến sự lãng phí và đem lại khó khăn, khó xử cho rất nhiều người đáng ra phải là đối tượng được hưởng lợi từ chính sách. Chính vì thế, để khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ giữa chính sách và nguồn lực, cần có sự nghiên cứu đầy đủ, đánh giá tác động của chính sách từ khi ban hành và triển khai. Cụ thể, cần áp dụng rộng rãi các công cụ khảo sát theo nhóm đối tượng để đánh giá nhu cầu và quy trình, thủ tục có khả thi hay không, thời gian cần thiết để hấp thụ chính sách của đối tượng là bao nhiêu. Mặt khác, nếu thời hạn triển khai chính sách khiêm tốn, quy mô nguồn lực, chính sách chưa đủ bao phủ, trong khi số lượng đối tượng được hỗ trợ quá nhiều thì lợi ích dễ bị dàn trải, hiệu quả không rõ rệt. Nếu chính sách không khả thi thì cần dũng cảm không bắt đầu, còn nếu bắt đầu phải triển khai cho tới nơi, tới chốn, đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện chính sách, có như thế mới hạn chế được sự lãng phí.

Muốn chống lãng phí, ngoài quy định, còn cần cái tâm của người đứng đầu - ảnh 3
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

ĐB này cho biết thêm, tại các địa phương, nhiều công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, nước đều trong tình trạng bố trí vốn khống theo tiến độ dự án, dẫn đến tăng tổng mức đầu tư, giảm hiệu quả sử dụng vốn, tình trạng vốn "nhỏ giọt" nên nhiều công trình bỏ lửng hàng chục năm, tài sản xuống cấp, hư hỏng nhiều, có những công trình sau hàng chục năm "đắp chiếu" được chuyển đổi công năng sử dụng và sự chắp vá này dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả. Theo ĐB, ngoài chính sách pháp luật quy định thì việc tiết kiệm, chống lãng phí rất cần đến ý thức và lương tâm của người cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu của tổ chức cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

(PNTĐ) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83/2014, Nghị định 95/2021 và Nghị định 80/2023 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, có đề xuất để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá bán xăng dầu và một số thay đổi liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện không có nghĩa 3 tháng điều chỉnh một lần

Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện không có nghĩa 3 tháng điều chỉnh một lần

(PNTĐ) - Trả lời báo chí về nguy cơ thiếu điện trong năm nay khi chưa vào cao điểm mùa khô, tăng trưởng phụ tải điện đã vượt 11%, cao hơn so với kế hoạch, Thứ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Chính phủ và Thủ tướng đã rất quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp để triển khai, khắc phục tình trạng này và có đủ cơ sở tin tưởng năm nay không thiếu điện.