Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nên có lộ trình xây dựng nông thôn mới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 29/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Cho phép số vốn kéo dài thực hiện sang năm 2024

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các nghị quyết của quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Nên có lộ trình xây dựng nông thôn mới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi  - ảnh 1
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm báo cáo

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Nghị quyết cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024.

Nghị quyết giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành và địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị, khắc phục tồn tại, hạn chế đã nêu trong Báo cáo số 550/BC-ĐGS ngày 21-10-2023 của Đoàn giám sát, đồng thời, thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các quy định, cơ chế, chính sách về nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp, nhất là các quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, giảm thủ tục hành chính, đầu tư và sử dụng các nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, kéo dài để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung giải quyết có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giải quyết những bất cập của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Nên có lộ trình xây dựng nông thôn mới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi  - ảnh 2
Các đại biểu dự kỳ họp

Tiếp tục đổi mới việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp, người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Sớm xây dựng, ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 23-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí nông thôn mới

Để bảo đảm tính khả thi khi triển khai xây dựng nông thôn mới tại các vùng, miền, dự thảo Nghị quyết quy định giao Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó có việc xây dựng, ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đây cũng là một bước trong lộ trình xây dựng nông thôn mới cho cả nước nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

 

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng kinh doanh đặt cược chịu thuế

Đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng kinh doanh đặt cược chịu thuế

(PNTĐ) - Góp ý vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện một số nội dung liên quan đến đối tượng chịu thuế, mức thuế suất, và quy trình hoàn, khấu trừ thuế nhằm tăng tính minh bạch, công bằng trong thực thi.
Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

(PNTĐ) - Ngày 9/5, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã trở thành tâm điểm thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu cũng như dư luận xã hội. Những đề xuất điều chỉnh thuế suất đối với các mặt hàng quen thuộc như rượu, bia, thuốc lá và đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế đang mở ra những tranh luận sâu sắc về tác động kinh tế, xã hội và mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Đất nước đang trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của dân tộc, vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, mỗi sinh viên cần chủ động thích nghi với những chuyển đổi nhanh chóng của xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức, thể lực, kỹ năng hội nhập; khơi dậy trách nhiệm với cộng đồng và đổi mới sáng tạo. Ngày hội “Sinh viên 5 tốt” không chỉ vinh danh, mà còn là diễn đàn để khơi nguồn cảm hứng, để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động, khát vọng cống hiến và tinh thần hội nhập.