Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi)

Có hiện tượng tham gia đấu giá để phô trương thanh thế, lũng đoạn thị trường

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 28/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề bỏ cọc đấu giá trên thực tế trong thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc, làm lũng đoạn thị trường, lu mờ hình ảnh của cuộc đấu giá, gây dư luận không tốt. Làm sao để ngăn chặn tình trạng bỏ cọc đấu giá?

"Siết" quân xanh, quân đỏ, thổi giá

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu rà soát, liệt kê những tài sản phải đấu giá như dự thảo luật đã đầy đủ chưa, có chồng chéo với các luật chuyên ngành không?

Có hiện tượng tham gia đấu giá để phô trương thanh thế, lũng đoạn thị trường - ảnh 1
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp)

Cần xem xét có những loại tài sản có thể phát sinh mới trong cuộc sống mà không được ghi vào luật thì được đấu giá hay không?

Góp ý về quy định nợ xấu và tài sản đảm bảo của các tổ chức ngân hàng cũng thuộc loại tài sản đấu giá, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, nên có sự cân nhắc, không nên đấu giá.

Loại tài sản này nên giao cho tổ chức hoặc cá nhân muốn có sở hữu bán hoặc thỏa thuận cho chủ sở hữu và nhà đầu tư vì loại tài sản này rất khó có người tham gia đấu giá, làm mất thời gian và tốn kém.

Về quy định thời gian thông báo thay đổi địa điểm đấu giá chỉ có một ngày là chưa hợp lý, đại biểu đề xuất quy định là 3 ngày cho phù hợp.

Đại biểu đề nghị không bỏ quy định công bố số phiếu phát ra, số phiếu thu về, công bố từng phiếu trả giá. Bởi dù thực hiện mất một chút thời gian nhưng lại đảm bảo công khai minh bạch, rõ ràng giữa những người tham gia đấu giá.

Về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, đại biểu cho biết, đây là vấn đề nhạy cảm. Thực tiễn có nhiều trường hợp người đã trúng đấu giá chấp nhận bỏ tiền cọc mà không thực hiện nghĩa vụ tài chính, gây lũng đoạn thị trường, gây dư luận xã hội không tốt như vụ Tân Hoàng Minh, đấu giá biển số xe, 3 mỏ cát ở Hà Nội...

Để chấm dứt tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng cần có các biện pháp như nâng mức đặt cọc cao hơn so với quy định hiện hành, áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính, không cho tham gia đấu giá lần tiếp theo.

Đại biểu nhấn mạnh: “Có như thế mới giữ được kỷ cương trong hoạt động đấu giá tài sản, không chấp nhận đối tượng nào có tiền muốn làm thế nào thì làm, làm xáo trộn thị trường" và đề nghị công nhận kết quả đối với người trả giá cao thứ hai, không cần tổ chức đấu giá lại, tránh tốn kém.

Bỏ cọc thì bị phạt thêm một số tiền

Theo đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An), quy định mức tiền đặt trước từ 5 - 20% như hiện hành là phù hợp. Nếu nâng lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do giao dịch, giảm tính cạnh tranh, ít người tham gia đấu giá tài sản.

Có hiện tượng tham gia đấu giá để phô trương thanh thế, lũng đoạn thị trường - ảnh 2
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An)

Đề cập tới một số tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá với mục đích không tốt, như là phô trương thanh thế hoặc thao túng thị trường để hình thành mặt bằng giá mới, đại biểu đề xuất sau thời gian nhất định mà người trúng đấu giá không hoàn thành nghĩa vụ tài chính và không chứng minh được lý do bất khả kháng thì ngoài việc mất tiền đặt trước còn bị phạt thêm một số tiền. Tất nhiên, việc phạt này phải dựa trên cơ sở bổ sung các quy chế, chế tài có liên quan.

Đại biểu cho hay, thời gian qua, nhiều cuộc đấu giá có biểu hiện bất thường, trả giá quá cao so với mặt bằng chung, nhất là tài sản công (quyền sử dụng đất, quyền khai thác mỏ), giá trả cao hơn giá khởi điểm tới 204 lần.

Dẫn chứng thực tế, từ giá khởi điểm 24 tỷ đồng nhưng giá trúng đấu giá lên tới 1.684 tỷ đồng, đại biểu cho rằng luật chưa quy định đấu giá viên hoặc người có tài sản đấu giá được quyền dừng hoặc yêu cầu dừng cuộc đấu giá để xử lý các trường hợp tương tự.

Xử lý hình sự đối với hành vi bỏ cọc đấu giá

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) đề nghị cần có các quy định để hướng tới hạn chế tình trạng bỏ cọc đấu giá.

Có hiện tượng tham gia đấu giá để phô trương thanh thế, lũng đoạn thị trường - ảnh 3
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau)

Luật hiện hành quy định mức tiền đặt trước từ 5 - 20% giá khởi điểm (sau khi trúng đấu giá chuyển thành tiền đặt cọc), trong khi đó nhiều trường hợp giá khởi điểm thấp nên người trúng đấu giá không phải cân nhắc quá nhiều khi bỏ cọc.

Để hạn chế câu chuyện người trúng đấu giá bỏ cọc, nhất là yếu tố lợi ích nhóm, thao túng đấu giá, vị đại biểu cho rằng cần tách biệt giữa tiền đặt trước và tiền đặt cọc.

Đại biểu nêu, tiền đặt cọc có thể là 20 - 30% giá trúng đấu giá, phải nộp ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá. Nếu người trúng đấu giá không nộp thì kết quả bị hủy, cuộc đấu giá tiếp tục được diễn ra.

Giả sử tiền đặt cọc phải nộp ngay lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng thay vì chỉ vài trăm triệu hoặc vài tỷ đồng, người trúng đấu giá chắc chắn sẽ rất thận trọng khi bỏ giá.

“Có thể tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bổ sung quy định cụ thể theo hướng xử lý hình sự đối với hành vi bỏ cọc đấu giá và có dấu hiệu thao túng, gây rối trật tự, ảnh hưởng xấu đến an ninh kinh tế” – đại biểu nhấn mạnh và đề nghị "Bộ luật Hình sự cần bổ sung các hành vi tương ứng trong hoạt động đấu giá tài sản cho phù hợp, tránh tình trạng thổi giá, phá giá, gây hệ lụy lớn như thời gian vừa qua".

Lỗ hổng” pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính  “vốn thực có”

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) quan tâm đến đấu giá tải sản có giá trị lớn, khó định giá hay tài sản dạng "phi vật thể" như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng… Việc đấu giá tài sản này rất khác biệt, có nhiều bất cập cần nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ hơn. Đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản như đấu giá quyền sử dụng đất... 

Có hiện tượng tham gia đấu giá để phô trương thanh thế, lũng đoạn thị trường - ảnh 4
Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam)

Theo đại biểu, tình trạng người tham gia đấu giá không đủ năng lực tài chính đang là phổ biến.

Trong Luật đấu giá tài sản hiện hành, Khoản 5 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản không có quy định xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá.

Việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay “đấu giá hộ” do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp "dựa hoàn toàn" vào ngân hàng bảo lãnh. Hay trường hợp bỏ cọc xảy ra không dễ thu tiền cọc. Hay trúng đấu giá xong triển khai dự án trì trễ… Đây là vấn để rất nghiêm trọng đã xảy ra phổ biến, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất.

Trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay cũng là “lỗ hổng” pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính  “vốn thực có” của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

 

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.