Nếu không có diễn biến mới, chậm nhất ngày 1/3, Hà Nội sẽ gỡ bỏ điểm phong tỏa cuối cùng

Chia sẻ

Chiều 22/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp nghe báo cáo cập nhật và cho ý kiến về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Báo cáo Thường trực Thành ủy, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố cho biết, tính đến ngày 22-2, tổng số người về từ tỉnh Hải Dương được rà soát tại Hà Nội là 51.595 người, trong đó đã lấy mẫu xét nghiệm 49.637 người, đến nay đã có 40.672 người cho kết quả, tất cả đều âm tính. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, số người khai báo về từ vùng dịch sẽ còn tăng trong những ngày tới.

Thảnh phố đã gỡ phong tỏa 14 điểmThảnh phố đã gỡ phong tỏa 14 điểm (Ảnh: Minh họa)

Thành phố đã gỡ phong tỏa 14 điểm. Hiện nay, toàn địa bàn còn 4 điểm vẫn đang thực hiện phong tỏa là thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh; tòa nhà khách sạn Somerset West Point, số 2 phố Tây Hồ, phường Quảng An (quận Tây Hồ); tòa nhà Sun Red River Building, số 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm và số 14/4B Yên Thế, quận Ba Đình. Dự kiến chậm nhất vào ngày 1-3, nếu không có diễn biến mới, thành phố sẽ gỡ bỏ điểm phong tỏa cuối cùng.

Đối với việc giải trình tự gene chủng Covid-19 trên bệnh nhân số 2.229 (bệnh nhân người Nhật Bản đã tử vong), Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang đảm nhận giải mã, nhưng đến nay chưa có kết quả cuối cùng để xác định nguồn gốc lây nhiễm của bệnh nhân này.

Đáng chú ý, tại hội nghị, đại diện Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố cho biết, hiện nay 95% công nhân trong các khu công nghiệp của thành phố đã trở lại làm việc và không phát hiện trường hợp F0 nào.

Xác định tinh thần phải chung sống lâu dài với dịch Covid-19, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Trung ương, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và thành phố Hà Nội, trong đó tiếp tục đẩy nhanh việc phối hợp với cơ quan chức năng để đánh giá rủi ro từ bệnh nhân số 2.229, rà soát, xét nghiệm toàn bộ người về từ các vùng dịch để sớm có biện pháp chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh; ban hành chiến lược, sách lược phòng chống dịch sát với tình hình của thành phố, trước hết là nới lỏng các điều kiện kinh doanh và xem xét thời điểm đi học của học sinh, sinh viên.

Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương liên quan ban hành hướng dẫn đối với việc vận chuyển, tiếp nhận hàng hóa nông sản từ vùng có dịch vào các siêu thị trên địa bàn Thủ đô để bảo đảm an toàn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, không chỉ góp phần hỗ trợ tiêu thụ nông sản mà còn góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế Thủ đô.

Bên cạnh việc sử dụng nguồn lực của ngân sách địa phương, Thường trực Thành ủy giao Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phát động đợt ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn nhằm duy trì, củng cố nguồn lực cần thiết bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ kịp thời và hiệu quả.

HẢI NAM

Tin cùng chuyên mục

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

(PNTĐ) - Ngày 6/5, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Phạm Văn Kiên (SN 1982), Bùi Xuân Thành (SN 1990) và 10 bị cáo khác đều ở Thanh Trì, Hà Nội ra xét xử về tội “Cướp tài sản”, “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1985, ở Hà Giang).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(PNTĐ) - Sáng 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu đoàn đại biểu thành phố đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và đại diện lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Thủ đô.
Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

(PNTĐ) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.