Hướng tới kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô:

​ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) được ghi nhận là mốc son lịch sử

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong suốt con đường hình thành và phát triển hàng nghìn năm của Hà Nội, Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) được ghi nhận là mốc son lịch sử, bản hùng ca trong thời đại Hồ Chí Minh.

Từ khi Vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô” năm 1010, Thăng Long-Hà Nội đã trải qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Trong tiến trình đó, ngày 10/10/1954 đánh dấu thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Nhìn lại quá trình phát triển của Thủ đô từ mốc son rực rỡ này, càng thấy rõ điểm tựa để Hà Nội phát triển như hôm nay chính là tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Với người dân Hà Nội, Ngày Giải phóng Thủ đô mang trong mình ý nghĩa đặc biệt hơn cả một ngày lễ. Không chỉ vì cờ, hoa, biểu ngữ hay các điểm văn hóa, văn nghệ diễn ra trên từng tuyến phố, mà bởi sự phấn khởi, rộn rã trong lòng mỗi người.

​  Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) được ghi nhận là mốc son lịch sử - ảnh 1
Ngày Giải phóng Thủ đô - khoảnh khắc lịch sử không quên

Trong gần một thế kỷ, dưới ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, Hà Nội vừa là cái nôi, vừa là chứng nhân của biết bao phong trào yêu nước và cách mạng.

Tổ chức đầu tiên của Hội Thanh niên Cách mạng, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập chính là ở Hà Nội.

Nhiều cao trào cách mạng và khởi nghĩa đều bắt đầu từ Hà Nội.

Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám đã giành thắng lợi trọn vẹn ở Hà Nội, nhanh chóng lan tỏa đi khắp nơi, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ nhân dân cả nước nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Thế nhưng chưa đầy một tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp với dã tâm cướp nước ta một lần nữa đã gây hấn và phát động chiến tranh ra cả nước.

Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ,” Hà Nội đã “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.”

Quân và dân Hà Nội đã chiến đấu rất kiên cường và quả cảm, biến mỗi góc phố, mỗi căn nhà thành một pháo đài, mỗi người dân thành một chiến sỹ, bám trụ, quần nhau với giặc trong suốt 60 ngày đêm khói lửa.

Nhiều đội cảm tử quân được thành lập, “Trung đoàn Thủ đô” ra đời. Hàng nghìn người con của Liên khu 1 đã anh dũng chiến đấu, nhiều người đã ngã xuống để bảo vệ Thủ đô, để kìm chân, làm tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho các lực lượng kháng chiến rút về căn cứ an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trung ương giao.

Thắng lợi tại Mặt trận Hà Nội có tác dụng quan trọng cổ vũ tinh thần, khí thế quân và dân các chiến trường toàn quốc và tạo điều kiện thuận lợi để cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một cách chủ động. Đây cũng chính là thắng lợi đầu tiên, mở đầu cho các thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta sau này.

Chín năm sau đó, quân, dân Hà Nội cùng đồng bào cả nước đã chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo trên các mặt trận, các lĩnh vực; đặc biệt là chiến thắng trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ năm 1954, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva (ngày 20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và phải rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.

Ngày 20/7/1954, Hội nghị Geneva kết thúc, đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương.

Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng thời gian này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt.

Trước tình hình mới, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã dựa vào dân, chủ trương lãnh đạo nhân dân Thủ đô đoàn kết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, bảo vệ thành phố, bảo vệ xí nghiệp, công sở, tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức, chống địch phá hoại; đồng thời, đẩy mạnh phát triển lực lượng cách mạng trong thành phố, phối hợp với các lực lượng từ chiến khu trở về tiếp quản Thủ đô.

Trước sức mạnh đấu tranh của quân và dân Hà Nội, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi thành phố đúng thời hạn.

Ngày 8/10/1954, Ban Tiếp nhận Quân sự của ta triển khai ở 6 khu vực nội thành và huyện Gia Lâm, tiếp nhận bàn giao cơ quan và các vị trí quân sự.

Bộ đội ta tiến vào Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân và bố trí canh gác cùng lính Pháp ở những vị trí cần thiết.

Lực lượng tự vệ nhà máy cùng nhiều công nhân đến canh gác bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp của mình.

Trên các đường phố, cờ đỏ sao vàng, cổng chào và khẩu hiệu xuất hiện, hoan nghênh bộ đội và chính quyền cách mạng trở về Thủ đô.

Địch rút đến đâu, ta tiếp quản đến đó. Ðúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ thành phố.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

50 năm, Hội Nông dân huyện Hoài Đức đã phát triển 15.000 hội viên

50 năm, Hội Nông dân huyện Hoài Đức đã phát triển 15.000 hội viên

(PNTĐ) - Tổ chức Hội Nông dân huyện Hoài Đức được thành lập từ tháng 3/1975. Qua 11 kỳ Đại hội, 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Hội Nông dân huyện Hoài Đức đã khẳng định vai trò quan trọng trong xây dựng khối đoàn kết của giai cấp nông dân, khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn huyện, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Viện pháp y tâm thần Trung ương, bắt giữ 40 đối tượng liên quan

Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Viện pháp y tâm thần Trung ương, bắt giữ 40 đối tượng liên quan

(PNTĐ) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Viện pháp y tâm thần Trung ương, Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, ra Quyết định khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 40 đối tượng, trong đó có 36 bị can là lãnh đạo, cán bộ Viện pháp y tâm thần Trung ương.
Tiktoker “Cún Bông” Vũ Hồng Phúc bị bắt

Tiktoker “Cún Bông” Vũ Hồng Phúc bị bắt

(PNTĐ) - Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông” cùng chồng bị cáo buộc vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 10 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nhấn mạnh từ khóa “nghiêm” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nhấn mạnh từ khóa “nghiêm” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(PNTĐ) - Người đứng đầu ngành Giáo dục và đào tạo nhấn mạnh thêm một từ khóa “nghiêm” trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025. Đó là: “Phải nghiêm trong xử lý tình huống, bất kỳ vi phạm nào khi phát hiện phải xử lý nghiêm, không du di”.