Ngày Phụ nữ Việt Nam đáng nhớ của nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của những ngày mùa thu lịch sử, nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, Liên đoàn lao động, Hội LHPN quận Tây Hồ đã phối hợp tổ chức giao lưu văn nghệ, ẩm thực và trình diễn thời trang áo dài ấn tượng, đáng nhớ.

Chương trình có sự tham gia của gần 200 cán bộ, công chức thuộc 31 phòng, ban, ngành thuộc cơ quan Quận ủy, UBND Quận. Đây không chỉ là chương trình nhằm tôn vinh, biểu dương những đóng góp của đội ngũ nữ cán bộ, công chức, lao động cơ quan; động viên chị em hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; mà còn là một đợt tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò của phụ nữ; diễn đàn để chị em được giao lưu học hỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm công tác, thể hiện trí tuệ, tài năng, bản lĩnh của nữ cán bộ, công chức toàn quận.

Ngày Phụ nữ Việt Nam đáng nhớ của nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ - ảnh 1
Từ rất sớm, chị em phụ nữ trong các phòng, ban, đơn vị thuộc quận Tây Hồ đã chuẩn bị những món ăn sẵn sàng cho buổi giao lưu ẩm thực nhân dịp 20/10

Trong bài phát biểu khai mạc chương trình, bà Bùi Thị Lan Phương – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đã chia sẻ: Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường 93 năm lịch sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Như vậy, Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Ngày Phụ nữ Việt Nam đáng nhớ của nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ - ảnh 2
Các chị em trong Quận ủy, HĐND, UBND và các ban ngành, đoàn thể quận Tây Hồ cùng nhau tham gia màn đồng diễn áo dài hết sức ấn tượng

Chính vì vậy, vào ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội LHPN Việt Nam) chính thức được thành lập. Để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hàng năm làm ngày truyền thống của tổ chức Hội Phụ nữ, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày phụ nữ Việt Nam”.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, với nhiều tên gọi khác nhau tổ chức Hội vẫn luôn giữ nguyên mục đích cao cả là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp phụ nữ, tạo điểu kiện cho nữ giới phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, vì bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ.

Ngày Phụ nữ Việt Nam đáng nhớ của nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ - ảnh 3
Chương trình nhận được sự ủng hộ và chung vui của các đồng chí lãnh đạo là nam giới của quận Tây Hồ

“Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta tự hào về truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước, truyền thống ấy đang ngày càng được phát huy mạnh mẽ và có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tự hào với truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, các chị em nữ cán bộ, công chức trên địa bàn quận đã nỗ lực cố gắng, không ngừng phấn đấu vươn lên, góp công sức cùng với Đảng bộ, chính quyền xây dựng quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch – văn hóa của Thủ đô” – bà Bùi Thị Lan Phương nhấn mạnh.

Một số hình ảnh khác trong sự kiện giao lưu, chào mừng kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam của quận Tây Hồ:

Ngày Phụ nữ Việt Nam đáng nhớ của nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ - ảnh 4
Bà Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Quận ủy Tây Hồ tham gia trình diễn áo dài cùng các chị em là cán bộ, công chức của quận trong buổi giao lưu
Ngày Phụ nữ Việt Nam đáng nhớ của nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ - ảnh 5
Không khí chuẩn bị khẩn trương, rộn ràng trước khi chương trình giao lưu chính thức diễn ra
Ngày Phụ nữ Việt Nam đáng nhớ của nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ - ảnh 6
Những nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ thướt tha trong tà áo dài duyên dáng tại buổi giao lưu
Ngày Phụ nữ Việt Nam đáng nhớ của nữ cán bộ, công chức quận Tây Hồ - ảnh 7
Không khí vui vẻ, ấm cúng để lại dấu ấn đáng nhớ với tất cả những ai tham dự buổi giao lưu kỷ niệm 20/10

Tin cùng chuyên mục

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản

(PNTĐ) - Huyện Hoài Đức có 55 di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm các loại hình: Nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, di sản ưu tiên bảo vệ và 1 di sản phi vật thể được UNESCO ghi danh. Để bảo vệ, gìn giữ, tạo điều kiện để các loại hình di sản văn hoá phi vật thể huyện Hoài Đức đã tạo không gian thực hành, tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ để trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản văn hoá đáng quý.