Nghe mùi hương thấy Tết đã về

Chia sẻ

Nằm cách Hà Nội khoảng 30km, xã Quảng Phú Cầu ( Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu được biết đến với nghề làm tăm hương truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển đã hơn 100 năm. Vào thời điểm cận Tết, đến với Quảng Phú Cầu chúng ta sẽ phải choáng ngợp với những sắc đỏ tươi rực rỡ của ngàn “đóa hoa” hương trải khắp các con đường làng ngõ xóm.

Độc đáo hương đen Xà Cầu

Tại thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu ( Ứng Hòa, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm hương đen chỉ có hai màu đen và đỏ nên sản phẩm Hương Xà Cầu nổi bật và khác biệt hoàn toàn so với hương của các vùng khác.

Theo lời các bậc cao niên trong làng kể lại thì làng nghề hương Xà Cầu đã có từ hàng ngàn năm. Tục truyền rằng, xưa kia làng Xà Cầu khi giặc Hán xâm lược nước ta, nghĩa quân của bà Chiêu Nương cùng hai em trai là Nguyễn Hồng, Nguyễn Tuyền đóng quân tại đây để hợp cùng đoàn quân của Hai Bà Trưng để chống giặc.

Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, người dân Quảng Phú Cầu lạitất bật làm việc hết công suất để chuẩn bị phục vụ cho người tiêu dùng trên cảnước.Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, người dân Quảng Phú Cầu lại tất bật làm việc hết công suất để chuẩn bị phục vụ cho người tiêu dùng trên cả nước.

Trong thời gian đóng quân, được dân làng bao bọc, che chở, ba chị em bà đã truyền cho người dân cách làm que hương đen từ nhựa của cây trám rừng cùng với các chất liệu thảo mộc thiên nhiên, tăm hương thì được làm từ thân của cây tre non. Sau khi ba chị em bà mất đi, dân làng đã tôn danh là “Thành Hoàng Làng của làng Xà Cầu ” và lập đền thờ nay gọi là “Miếu Làng Cả đền thờ tam vị đại vương” 

Ngày nay, hương đen Xà Cầu được các gia đình trong vùng dùng trong các dịp đặc biệt như ngày giỗ ông bà tổ tiên, ngày tết, ngày lễ…hay dùng để thắp ở những nơi thờ cúng linh thiêng như: Đình, chùa, miếu mạo trong làng.

Ông Trần Minh Tân (70 tuổi) – người dân thôn Xà Cầu cho biết: “ Dân làng Xà Cầu chúng tôi hay nói vui với nhau rằng, cứ thắp hương đen là biết Tết đã về. Bởi lẽ, mọi người trong vùng thường dùng hương đen để thắp trên bàn thờ gia tiên vào buổi sáng đầu tiên của năm mới”

Người dân Quảng Phú Cầu tất bật làm hươngNgười dân Quảng Phú Cầu tất bật làm hương

Được biết, nét đặc sắc của Hương đen Xà Cầu được làm từ than đen và nhựa trám. Đặc trưng của loại hương này có màu đen và mùi thơm từ nhựa trám rừng nên khác hẳn với các mùi hương khác như: Hương trầm, hương quế, hương bài… Đây là hương thơm hoàn toàn tự nhiên và khi thắp lên có mùi hương đậm đà, thanh khiết.  

“Thổi hồn” vào từng nén hương

Làm hương từ lâu được xem là nghề truyền thống của mỗi người con Quảng Phú Cầu. Từ ông bà truyền lại cho cha mẹ, con cháu, cứ thế tiếp nối như một giá trị văn hóa lâu đời.

Với một sản phẩm truyền thống mang yếu tố tâm linh, do đó mà người dân Quảng Phú Cầu luôn tâm niệm rằng làm hương không chỉ đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn mà người thợ còn cần phải có cả cái “tâm” trong đó.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm tăm hương đã trên 20 năm, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục, đem lại cho bản thân niềm đam mê và lòng yêu nghề ngay từ nhỏ. Giờ đây, chị Nguyễn Thu Phương – chủ cơ sở sản xuất Từ Bi Hương tại thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) đang tiếp nối truyền thống gia đình để gìn giữ và phát triển nét đẹp văn hóa, bản sắc trong nghề làm hương.

Chị Nguyễn Thu Phương – chủ cơ sở sản xuất Từ Bi Hương tại thôn QuảngNguyên, xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) đang thu dọn những nén hươngsau khi đã được phơi khôChị Nguyễn Thu Phương – chủ cơ sở sản xuất Từ Bi Hương tại thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) đang thu dọn những nén hương sau khi đã được phơi khô

Chị luôn nhắc nhở bản thân rằng, đây là nghề truyền thống mà cha ông để lại nên phải làm sao cho mỗi sản phẩm đều phải trở nên thật thiêng liêng và đáng trân trọng. Do đó, chị luôn cố gắng chăm chút và tìm ra các nguyên liệu để làm mới sản phẩm của mình mà vẫn giữ được giá trị cốt lõi của nó.

“ Để làm ra được một nén hương đạt tiêu chuẩn sẽ bao gồm những công đoạn như làm bột hương, chân hương và se hương. Với mỗi công đoạn sẽ cần những nguyên liệu và phương pháp  để  làm khác nhau, sao cho với mỗi sản phẩm khi hoàn thành đều phải hoàn hảo nhất ” – chị Phương chia sẻ.

Những bó hoa hương trải khắp đường làng, ngõ xómNgười dân Quảng Phú Cầu phơi hương khắp con đường làng, ngõ xóm

Với công đoạn làm bột hương, nguyên liệu chính được sử dụng là hỗn hợp bột quế, trấu và mùn cưa, nay còn sử dụng thêm cả trám, nụ trầm, bồ kết để đem lại những mùi hương mới lạ cho sản phẩm. Khi đã chọn được nguyên liệu phù hợp sẽ đem đi nghiền, trộn thành hỗn hợp bột mịn , sau đó đưa đi pha với nước và cho vào máy để bắt đầu quy trình làm bột hương.

Đối với chân hương, người dân Quảng Phú Cầu chủ yếu sản xuất từ cây vầu. Những thanh vầu được chuyển về từ các vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,… sẽ được tập kết lại và đem đi làm khô bằng cách cho vào lò sấy hoặc phơi nắng từ 4 – 7 ngày. Sau khi vầu được phơi khô sẽ đưa vào hệ thống máy chẻ tự động để làm tăm. Với những que tăm chất lượng thì sẽ đem đi để nhuộm màu làm thành chân hương và phơi khô. Còn những que kém chất lượng sẽ được tái chế lại để dùng cho những công đoạn khác.

Tận dụng luôn sân nhà để làm chỗ phơi hươngTận dụng luôn sân nhà để làm chỗ phơi hương

Theo chị Nguyễn Thị Ánh – một nghệ nhân làm hương tâm sự: “ Nghề làm  hương này thì không vất vả, nặng nhọc nhưng lại yêu cầu người thợ phải tỉ mẩn và kiên nhẫn. Nếu như nơi khác mong trời “mưa thuận, gió hòa” thì ở Quảng Phú Cầu dường như người dân cần nắng hơn cả, vì có nắng mới phơi chân hương được.”

Hình ảnh những bó tăm hương được nhuộm màu đỏ rực, xòe ra xếp cạnh nhau được phơi dưới ánh nắng nhìn như những bó hoa tạo ra một khung cảnh khiến cho chúng ta không thể rời mắt mỗi khi ghé qua nơi đây.    

Sở dĩ, chân hương sẽ thường được chọn nhuộm thành màu đỏ thay vì bất cứ màu sắc nào khác bởi lẽ, theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là đại diện cho những vẻ đẹp huyền ảo của một cuộc sống “Hạnh phúc, ấm no, may mắn và thành công” phù hợp với không khí thiêng liêng của những ngày Tết cổ truyền hay trong các lễ hội.

Sau công đoạn phơi khô, những bó tăm hương sẽ được chuyển đến tay những người thợ để đưa vào máy se thành hương. Hương sau khi se xong thay vì sấy thì sẽ được đem đi để tiếp tục phơi khô tự nhiên, làm như vậy sẽ không bị mất đi mùi đặc trưng của hương làng Quảng Phú Cầu.

Những ngày cận Tết, về với làng hương Quảng Phú Cầu, du khách không chỉ bị choáng ngợp bởi một vùng thôn quê yên bình, dân dã với hình ảnh những bó “hoa” hương rực đỏ trải dài khắp các con đường, được trải nghiệm thăm quan từng công đoạn tỉ mẩn làm ra một nén hương.

Mà còn bị “níu chân” bởi hương thơm mộc mạc, thuần khiết của những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như bột quế, nhựa trám. Cùng với đó là sự hiếu khách, nhiệt tình và mộc mạc của những con người thôn quê. Tất cả những chất liệu ấy đã vẽ nên bức tranh hữu tình về một làng quê yên bình, ấm áp, giàu truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

CÔNG NGỌC - HỮU PHÚ

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn; gắn với kỷ niệm ngày thành lập MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 15, ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2024 trên địa bàn thành phố.