Người nộp thuế nói không với mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 30/12, trong thư ngỏ Tổng cục Thuế gửi tới người nộp thuế trên cả nước nhấn mạnh: Người nộp thuế nói không với mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức để chung tay xây dựng môi trường kinh doanh đúng pháp luật.

Với mục tiêu “Lấy người nộp thuế là trung tâm phục vụ”, ngành Thuế đã và đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. 

Người nộp thuế nói không với mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử  - ảnh 1
Cục Thuế TPHCM hỗ trợ hướng dẫn người nộp thuế kê khai, quyết toán thuế

Theo đó, ngày 21/4/2022, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã tổ chức Lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) toàn quốc như một cam kết tích cực đồng hành cùng người nộp thuế trong hành trình chuyển đổi số, góp phần cùng ngành Tài chính và Chính phủ đạt được các mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số, cải thiện môi trường kinh doanh. 

Thành công trong triển khai hệ thống HĐĐT đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, giảm chi phí xã hội, tăng thu cho NSNN, được cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế đồng tình ủng hộ và an tâm sử dụng. Tuy nhiên, một bộ phận cá nhân, doanh nghiệp với ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao đã cố tình phát hành, mua bán, sử dụng HĐĐT nhằm thu lợi bất chính, chiếm đoạt tiền thuế, NSNN.

Nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn mua bán hóa đơn, ngành Thuế đã triển khai “Hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý HĐĐT”, nhằm khoanh vùng rủi ro về HĐĐT và xác định mối liên hệ giữa người mua và người bán hóa đơn trên phạm vi toàn quốc, đồng thời tăng cường công tác phối hợp, cơ quan Thuế các cấp đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành đặc biệt là cơ quan Công an để nâng cao công tác phòng, chống hành vi gian lận trong việc mua, bán, sử dụng HĐĐT nhằm hợp thức các khoản chi, ghi tăng chi phí, giảm lợi nhuận, trốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, trốn thuế, giảm nghĩa vụ với NSNN. 

Thời gian quan, Cơ quan Công an đã khởi tố nhiều vụ án, bắt giữ nhiều đối tượng có hành vi “mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN” theo Điều 203 - Bộ Luật hình sự. Mọi hành vi vi phạm, gian lận trong việc phát hành, sử dụng HĐĐT không hợp pháp đều được lưu vết trên hệ thống thông tin ngành Thuế và sẽ được rà soát, phân tích để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. 

Để góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế khi mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải sử dụng hóa đơn theo đúng thực tế phát sinh được quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ; Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính, không mua bán HĐĐT và kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán HĐĐT cho cơ quan Thuế và cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc theo đường dây nóng được đăng tải trên website của cơ quan Thuế và cơ quan Công an các địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật. 

Những thông tin do người nộp thuế cung cấp sẽ được bảo mật và đảm bảo xử lý nghiêm minh, ngăn chặn các hành vi có thể gây thiệt hại cho xã hội. Khi sử dụng hóa đơn, người nộp thuế cần thường xuyên truy cập vào trang https://hoadondientu.gdt.gov.vn của Tổng cục Thuế để tra cứu, đối soát với nội dung được ghi trên hóa đơn.

Trường hợp người nộp thuế phát hiện không mua hàng hóa, dịch vụ nhưng vẫn nhận được HĐĐT gửi đến từ người bán thì đề nghị liên hệ ngay với người bán hoặc cơ quan quản lý thuế để xử lý kịp thời, tránh sự lợi dụng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát hành hóa đơn không hợp pháp. 

Ngành Thuế mong nhận được sự hợp tác của người nộp thuế, chung tay xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân, nâng cao uy tín và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, người kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn nổi bật của ngành Tuyên giáo Thủ đô năm 2024

Những dấu ấn nổi bật của ngành Tuyên giáo Thủ đô năm 2024

(PNTĐ) - Năm 2024, ngành Tuyên giáo Hà Nội đã làm tốt vai trò tham mưu chỉ đạo, định hướng hiệu quả công tác tuyên truyền, báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, nhất là tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử trọng đại của thành phố Hà Nội, của đất nước.
10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

(PNTĐ) -  Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024; Luật Đường bộ năm 2024; Luật Thủ đô năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024... sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ban hành nghị định thu hút, trọng dụng người có tài

Ban hành nghị định thu hút, trọng dụng người có tài

(PNTĐ) - Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.