Quốc hội bãi nhiệm dại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc

Chia sẻ

(PNTĐ) - Cuối buổi chiều 3/11, với đa số phiếu thuận, Quốc hội đã bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc thuộc đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Phú QuốcÔng Phạm Phú Quốc (Ảnh: Quốc hội.vn)

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc.

Theo kết quả bỏ phiếu, có 471 phiếu được phát ra, thu về 470 phiếu hợp lệ. Có 467 đại biểu đồng ý bãi nhiệm và 3 đại biểu không đồng ý.

Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc được thông qua sau đó với 429/431 đại biểu đồng ý; 2 đại biểu không biểu quyết.

Tại Nghị quyết này, lý do ông Phạm Phú Quốc bị bãi nhiệm được nêu ra là không trung thực trong việc báo cáo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri và nhân dân.

Tại phiên họp chiều qua (2/11), Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý đã thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tờ trình bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sự việc ông Phạm Phú Quốc xin nhập quốc tịch Cộng hòa Síp và đã có quốc tịch Cộng hòa Síp nhưng không báo cáo với cơ quan, tổ chức là không trung thực, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội.

Sai phạm của ông Phạm Phú Quốc, được nhận định là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trong công luận và nhân dân, khiến uy tín của ông Phạm Phú Quốc bị giảm sút. Cử tri, nhân dân, thông qua Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam bày tỏ sự không tín nhiệm và đề nghị Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc.

Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong báo cáo giải trình, ông Phạm Phú Quốc đã nhận thấy khuyết điểm, thiếu sót của bản thân làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức và tự nhận thấy bản thân không còn đủ tư cách của người đại biểu Quốc hội, không xứng đáng với sự tin tưởng của tổ chức. Do đó, ngày 25/8/2020 ông Phạm Phú Quốc đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quôc hội khóa 14 gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

(PNTĐ) - 70 năm trôi qua, những bài học từ chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Trong đó, phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng là một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất thời kỳ đổi mới.
Triệu trái tim hướng về Điện Biên

Triệu trái tim hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dịp để mỗi người dân Việt Nam, kiều bào ở nước ngoài hướng về Điện Biên với mong muốn tìm về cội nguồn chiến thắng và sức mạnh dân tộc với bao cảm xúc tự hào và trân trọng những chiến công lịch sử hào hùng của dân tộc trong “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm…” làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Bởi vậy, Điện Biên tuy xa mà gần gũi, có sức sự lan toả trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.
Ký ức Điện Biên năm xưa

Ký ức Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - 70 năm đã trôi qua song mỗi khi nhắc đến những trận đánh sân bay Mường Thanh, bảo vệ vùng trời Điện Biên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của lực lượng pháo binh, súng máy phòng không, ánh mắt Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Văn Chứa (hiện đang sống tại thôn C17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) lại sáng ngời.