Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trong phiên làm việc chiều ngày 1/11/2022, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự - ảnh 1
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên làm việc sáng 1/11

Theo đó, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 12 chương, 111 điều trong đó: bãi bỏ 3 điều, sửa đổi 65 điều, bổ sung 49 điều so với Luật Hợp tác xã năm 2012, bám sát 5 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Quốc hội thông qua với nội dung chính gồm: Hoàn thiện các quy định về bản chất hợp tác xã, phát triển thành viên hợp tác xã; mở rộng phạm vi điều chỉnh và hoàn thiện các quy định về loại hình tổ chức kinh tế hợp tác, tổ chức đại diện; mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn, tạo động lực cho hợp tác xã phát triển; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành hợp tác xã; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự - ảnh 2

Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự gồm 7 chương, 71 điều, quy định về hoạt động phòng thủ dân sự, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng thủ dân sự, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự: Chương I - Những quy định chung; Chương II - Hoạt động phòng thủ dân sự; Chương III - Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng phòng thủ dân sự; Chương IV - Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; Chương V - Nguồn lực, chế độ, chính sách đối với người tham gia hoạt động phòng thủ dân sự; Chương VI - Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự; Chương VII - Điều khoản thi hành.

 Việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho việc chủ động phòng, chống, ứng phó hiệu quả với các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an ninh, an toàn cho đất nước khi có tình huống xảy ra.

Tại thảo luận tổ, các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững. Tuy nhiêu, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, cụ thể hóa các chính sách bảo đảm quy định thống nhất với các luật có liên quan, phù hợp với quy định tại dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng thủ dân sự, nhiều đại biểu bày tỏ cần có thêm luật hóa các biện pháp, hoạt động khi xã hội chuyển sang tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, theo dự thảo luật, cấp độ phòng thủ dân sự được quy định thành 4 cấp. Về quy định thẩm quyền công bố, ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự là cần thiết nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, tạo sự chủ động, linh hoạt và sát với tình hình thực tiễn khi xử lý thảm họa, sự cố, nhưng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, quy định cho phù hợp để đảm bảo tính thống nhất.

Trước đó, trong phiên làm việc buổi sáng ngày 01/11/2022, dưới sự điều hành Phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự - ảnh 3
Toàn cảnh phiên làm việc của Quốc hội sáng 1/11

Tại phiên thảo luận đã có 22 đại biểu phát biểu; đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền và đánh giá hồ sơ dự thảo Luật đã được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng để có thể xem xét, thông qua tại kỳ họp này. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về những nội dung: tên gọi của dự thảo Luật; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc phòng, chống rửa tiền; biện pháp phòng, chống rửa tiền; chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; giao dịch có giá trị lớn; tổ chức phi lợi nhuận; việc thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả; cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm báo cáo, cung cấp hồ sơ, thông tin báo cáo, đối tượng báo cáo, thời hạn báo cáo, lưu trữ hồ sơ thông tin báo cáo; nhận biết khách hàng, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; việc đánh giá rủi ro quốc gia, rủi ro ngành; phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro; báo cáo giao dịch đáng ngờ; các yếu tố xác định giao dịch đáng ngờ, các dấu hiệu đáng ngờ; quan hệ ngân hàng đại lý; việc áp dụng các biện pháp tạm thời; tính chính danh khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản; trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong phối hợp trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền…

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, các đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định về quản lý tài sản ảo, tiền ảo, dịch vụ công nghệ tài chính vào diện đối tượng phải báo cáo về phòng, chống rửa tiền; bổ sung một điều luật quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng, chống rửa tiền; nghiên cứu, ban hành hướng dẫn chi tiết đối với các biện pháp tăng cường cập nhật thông tin khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro về rửa tiền, giám sát đặc biệt một số giao dịch; bổ sung quy trình tuyển dụng nhân sự, xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro đối với các sản phẩm, dịch vụ sử dụng công nghệ mới.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.