Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 18/2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ 96,86% đại biểu tán thành.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao.

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 5 Chương, 32 Điều. Theo đó, về vị trí, chức năng của Chính phủ, Luật quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)  - ảnh 1
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: để đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, về thủ tục hành chính, khơi thông nguồn lực cho phát triển, chủ động ứng phó với những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế, vì mục tiêu tăng trưởng, phát triển chung của đất nước. 

Đồng thời, bảo đảm đồng bộ với nội dung tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), theo đó, Ủy ban Thường vụ quốc hội đã đề nghị Quốc hội cho bổ sung một số cơ chế, chính sách mới trong dự thảo luật, cụ thể:

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)  - ảnh 2
Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo.

Bổ sung nguyên tắc tại khoản 3 Điều 8: “Cơ quan, người phân cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết khi quyết định phân cấp, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được phân cấp có đề nghị và tự bảo đảm điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp”.

Bổ sung khoản 6 Điều 8 như sau: “Trường hợp phân cấp dẫn đến cần thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp đang được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cấp mình thì sửa đổi, bổ sung ngay hoặc giao cấp dưới quy định; trường hợp liên quan đến quy định của cơ quan nhà nước cấp trên thì cơ quan, người phân cấp được điều chỉnh trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó, bảo đảm yêu cầu về cải cách hành chính theo hướng giảm thủ tục hành chính, không quy định thêm thành phần hồ sơ, không tăng thêm yêu cầu, điều kiện, thời gian giải quyết thủ tục đang áp dụng.

Sau đó, cơ quan, người phân cấp có trách nhiệm báo cáo lại cơ quan Nhà nước cấp trên về việc thực hiện điều chỉnh trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đó”. Quy định này cũng áp dụng cho việc ủy quyền tại khoản 4 Điều 9.

Bổ sung quy định tại điểm h khoản 8 Điều 10 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Đồng thời, bổ sung vào điểm e khoản 4 Điều 13 quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ (Điều 5) và nguyên tắc phân định thẩm quyền (Điều 6), ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo hướng bổ sung nguyên tắc nêu trên tại khoản 3, Điều 5 như sau:3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu”.

Đối với khoản 5 Điều 6 đã tiếp thu chỉnh sửa rõ ràng, bao quát việc phân định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo phân công của Chính phủ và đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý như sau: 5. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ; lãnh đạo công tác của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao, không quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với ngành, lĩnh vực theo phân công của Chính phủ; trường hợp cần thiết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương”.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)  - ảnh 3
Các đại biểu nhấn nút biểu quyết.

Ngoài ra, còn một số nội dung liên quan đến phân cấp, phân quyền, ủy quyền, về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ... cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu và chỉnh lý đảm bảo thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ; thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật hiện hành; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)  - ảnh 4
Quang cảnh kỳ họp.

Luật được sửa đổi nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa trung ương và địa phương, bảo đảm Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo, phát triển; tăng cường kiểm tra, giám sát, theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu, kiểm soát quyền lực chặt chẽ

Tin cùng chuyên mục

Chính thức ra mắt Hiệp hội Dữ liệu quốc gia

Chính thức ra mắt Hiệp hội Dữ liệu quốc gia

(PNTĐ) - Sáng ngày 22/3/2025, tại Hội trường Bộ Công an (30 Trần Bình Trọng, Hà Nội), Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất, nhiệm kỳ I (2025–2030). Đại hội vinh dự đón tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam  tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính

(PNTĐ) -  Ngày 21/3/2025, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban toàn quốc công tác Hội và phong trào phụ nữ quý I/2025 nhằm đánh giá, nắm tình hình hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ quý I, định hướng nhiệm vụ quý II/2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường trụ sở cơ quan Trung ương Hội LHPN Việt Nam và trực tuyến tại các điểm cầu Hội LHPN các tỉnh/thành trên cả nước.