Tăng lương cơ sở giúp giảm tình trạng cán bộ công chức, viên chức bỏ việc

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 22/10/2022, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

Một trong những nội dung rất được quan tâm trong phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội trong sáng 22/10 là vấn đề tăng lương cơ sở.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 4, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức, viên chức  từ 1/7/2023 lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do Ngân sách nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Tăng lương cơ sở giúp giảm tình trạng cán bộ công chức, viên chức bỏ việc - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý, qua đó sẽ giúp nâng cao một phần đời sống của cán bộ, công chức, viên chức

Từ ngày 1/1/2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, việc cải cách chính sách tiền lương theo kế hoạch được thực hiện từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương trong thời hạn nhất định.

Theo Bộ trưởng, nếu điều kiện đất nước năm 2023 có sự phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững, không bị tác động bởi cách yếu tố khách quan như năm 2020, 2021, 2022 thì có thể triển khai chính sách cải cách tiền lương.

Theo thống kê của 63 tỉnh, thành, các bộ, ngành , tính từ thời điểm từ 1/1/2020 đến 30/6/2022 cho thấy số công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là 39.552 người. Trong đó chủ yếu là viên chức chiếm tỉ lệ đa số còn công chức chỉ chiếm 1,63%. Cụ thể số công chức có hơn 4.000 người còn viên chức là 35.523 người (chiếm 1,98%). Trong đó, với  ngành giáo dục 2,5 năm qua có 16.427 người thôi việc, chiếm 41,53%. Trong ngành Y tế, có 12.198 người xin thôi việc, chiếm tỉ lệ trong tổng số viên chức là 30,84%. Tình trạngnghỉ việc chủ yếu xảy ra ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt các nơi có khu công nghiệp, chế xuất lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ.

Lý giải nguyên nhân, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại dịch COVID-19 khiến công chức, viên chức phải chịu áp lực rất lớn về công việc trong khi mức lương còn thấp, chưa đáp ứng được cuộc sống.

Vì vậy, bà Thanh Trà cho rằng, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý, qua đó sẽ giúp nâng cao một phần đời sống của cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng lương cơ sở giúp giảm tình trạng cán bộ công chức, viên chức bỏ việc - ảnh 2
Theo Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Anh Công cho rằng  tăng lương cơ sở sẽ giúp giảm tình trạng cán bộ, viên chức, đội ngũ y, bác sĩ bỏ việc ra bên ngoài làm như đã xảy ra thời gian vừa qua

Theo Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Anh Công, tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề rất nóng, được đông đảo của cử tri cả nước quan tâm. Ông Hoàng Anh Công cũng đánh giá chủ trương tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức vào thời điểm này là rất hợp lý, nhất là sau 2 năm chúng ta phải chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19.  Tăng lương sẽ giúp nâng cao đời sống người  lao động, giảm tình trạng cán bộ, viên chức, đội ngũ y, bác sĩ bỏ việc ra bên ngoài làm như đã xảy ra thời gian vừa qua.  

Ghi nhận việc tăng lương là nỗ lực, cố gắng của Chính phủ trong bối cảnh ngân sách của nước ta còn khó khăn, song ông Hoàng Anh Công cũng chia sẻ, so với mức sống hiện nay, mức tăng lương như trên còn “khiêm tốn” và chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu sinh hoạt của người dân.Vì vậy, Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tăng lương theo lộ trình để người dân đảm bảo mức sống.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.