Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo lỗ chủ yếu do chi phí điện đầu vào cao

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 31/3, Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). EVN rất khó khăn về tài chính, chính vì thế, EVN đã có đề xuất Bộ Công Thương các cấp, điều chỉnh vấn đề giá điện sau 4 năm chưa được điều chỉnh.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo lỗ chủ yếu do chi phí điện đầu vào cao - ảnh 1
EVN báo lỗ hơn 26 nghìn tỷ đồng, xin điều chỉnh giá điện.

Theo Bộ Công Thương, việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam; báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của EVN; báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện; tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành.

Kết quả cho thấy tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 419.032 tỷ đồng; năm 2022 là 493.265 tỷ đồng (bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành).

Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,9 đồng/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2021 là 225,30 tỷ kWh, tăng 3,8% so với năm 2020. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2021 là 418.056,49 tỷ đồng, tăng 5,9% so với năm 2020. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2021 là 1.855,57 đồng/kWh, tăng 1,94% so với năm 2020.

Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2022 là 242,72 tỷ kWh, tăng 7,73% so với năm 2021. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2022 là 456.971,15 tỷ đồng, tăng 9,31% so với năm 2021. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, tăng 1,46% so với năm 2021.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Giá than tăng: Nguyên nhân lớn khiến chi phí đầu vào tăng cao

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo lỗ chủ yếu do chi phí điện đầu vào cao - ảnh 2
Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó tổng giám đốc EVN thông tin tại hội nghị

Trao đổi tại họp báo, ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc EVN, tài chính EVN lỗ, rất khó khăn về tài chính, chính vì thế, EVN đã có đề xuất Bộ Công Thương các cấp, điều chỉnh vấn đề giá điện. Do năm 2022, lỗ chủ yếu do chi phí điện đầu vào cao, nhiều phát sinh tăng lên, theo đó 4 năm qua giá điện chưa được điều chỉnh, điều này khiến cho năm 2022 tình hình rất khó khăn.

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, EVN đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tuy nhiên trên thế giới, nhiên liệu đầu vào, than, dầu khí dầu, đặc biệt là giá than tăng hơn 3 lần, có thời điểm tăng 4-5 lần. Điều này là nguyên nhân lớn khiến chi phí đầu vào tăng cao. EVN đã thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, cắt giảm đến 30% tổng chi phí sản xuất, tiết kiệm 10 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, EVN cũng tối ưu hệ thống vận hành.

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, sẽ căn cứ vào thông số đầu vào, nếu thay đổi làm giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện sẽ được điều chỉnh.

Việc tăng giá điện phải báo cáo Thủ tướng xem xét, tùy theo mức điều chỉnh, sẽ thuộc thẩm quyền của các đơn vị khác nhau. Nếu các yếu tố đầu vào làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3% trở lên, giá điện sẽ được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm sẽ được điều chỉnh giảm.

Theo quy định, nếu giá điện được tính toán tăng dưới 5%, thẩm quyền sẽ thuộc EVN, 5-10% thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, 10% trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian qua, EVN đã xây dựng những phương án để điều chỉnh giá điện và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã rà soát, kiểm tra các phương án của EVN và đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

(PNTĐ) - 8 giờ 30 phút  ngày 18/6, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Thành phố tổ chức Chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Sáng tạo - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025. Chương trình được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, trực tiếp tại Hội trường trụ sở Hội LHPN Hà Nội (số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy) và trực tuyến trên Báo Phụ nữ Thủ đô điện tử tại địa chỉ: http://baophunuthudo.vn và fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội.
Cần quyết liệt chỉ đạo sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư

Cần quyết liệt chỉ đạo sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư

(PNTĐ) - Tiếp tục kỳ họp thứ 9, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn, đơn giản hóa thủ tục, phân cấp mạnh cho các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thực hiện.
Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của BRICS: Cơ hội mới trong chiến lược đối ngoại đa phương

Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của BRICS: Cơ hội mới trong chiến lược đối ngoại đa phương

(PNTĐ) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng xác nhận Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Thông báo này được đưa ra sau khi Brazil – Chủ tịch luân phiên BRICS năm 2025 công bố quyết định đưa Việt Nam vào danh sách các nước đối tác của nhóm. Đây được xem là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện của Việt Nam.
Chỉ định thầu: Tránh tình trạng nhà thầu không đủ khả năng triển khai sau đó

Chỉ định thầu: Tránh tình trạng nhà thầu không đủ khả năng triển khai sau đó

(PNTĐ) - Thảo luận tại hội trường ngày 7/6, đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc chỉ định thầu, tăng quy mô, kết hợp với thiết kế các điều kiện để gần như là chuyển sang chào hàng cạnh tranh với thủ tục linh hoạt để rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu. Tránh tình trạng chỉ định thầu nhưng sau đó nhà thầu không đủ khả năng triển khai, hoặc chất lượng công trình không đảm bảo.