Tây Hồ: Đưa cuốn tài liệu “Tây Hồ - Vùng đất và con người” vào hoạt động giảng dạy

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 28/7, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị ra mắt cuốn tài liệu “Tây Hồ - Vùng đất và con người” và Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, cán bộ Tuyên giáo trên địa bàn quận Tây Hồ qua các thời kỳ nhân kỷ niệm 93 năm ngày Truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930 - 1/8/2023).

Tư liệu giảng dạy lịch sử truyền thống quý giá

Chia sẻ về quá trình và mục đích biên soạn cuốn sách, đồng chí Trần Thị Thu Hường – Trưởng ban Tuyên giáo quận Tây Hồ cho biết: Cuốn sách được xây dựng với mong muốn lưu truyền cho các thế hệ sau về những giá trị văn hóa lịch sử của quận Tây Hồ; trang bị cho học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn quận kiến thức cơ bản về vùng đất, con người, di tích lịch sử, các sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân quận Tây Hồ.

Tây Hồ: Đưa cuốn tài liệu “Tây Hồ - Vùng đất và con người” vào hoạt động giảng dạy - ảnh 1
 Đồng chí Trần Thị Thu Hường – Trưởng ban Tuyên giáo quận Tây Hồ chia sẻ tại hội nghị

Trên cơ sở thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Thường vụ Quận ủy; Ban Tuyên giáo quận đã tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn tài liệu “Tây Hồ - Vùng đất và Con người”; thành lập Ban biên soạn, tổ chức Hội thảo để xin ý kiến góp ý cho cuốn “Tài liệu giảng dạy lịch sử truyền thống, cách mạng quận Tây Hồ”.

Cuốn sách do nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật ấn hành, dày 140 trang, in trên khổ giấy 19x26,5cm; được biên soạn gồm 03 phần.

Phần I: Lịch sử truyền thống, cách mạng quận Tây Hồ gồm 6 bài viết giới thiệu về lịch sử hình thành vùng đất và con người Tây Hồ; Lịch sử Đảng bộ quận Tây Hồ; Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân quận Tây Hồ; Các di tích lịch sử - văn hóa; Các lễ hội truyền thống và Các làng nghề truyền thống trên địa bàn quận.

Phần II: Khái quát về lịch sử, truyền thống cách mạng các phường thuộc quận Tây Hồ. Gồm 8 bài viết về lịch sử 8 phường trên địa bàn quận.

Phần III: Gắn kết giáo dục truyền thống địa phương với hoạt động hưởng ứng văn hóa đọc. Gồm 2 bài viết với Tây Hồ - Nguồn cảm hứng bất tận, giới thiệu về các danh nhân nổi tiếng đã gắn bó với mảnh đất và con người Tây Hồ và bài viết giới thiệu về các đường, phố chính mang tên các vị anh hùng dân tộc, các nhân vật huyền thoại, các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.

Bên cạnh những nội dung chính, mỗi bài còn có thêm những nội dung mang tính mở rộng và cập nhật, gần gũi với hiện tại và đời sống như: Mục “Em có biết”, “Kết nối với hiện tại”, “Hướng dẫn tự học” nhằm kích thích trí tò mò, khả năng tìm hiểu lịch sử, góp phần hình thành ở học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống…

Tây Hồ: Đưa cuốn tài liệu “Tây Hồ - Vùng đất và con người” vào hoạt động giảng dạy - ảnh 2
Lãnh đạo quận Tây Hồ trao sách cho đại diện các nhà trường để phục vụ công tác giảng dạy trong năm học mới

Nghiên cứu phương pháp giảng dạy thật dễ nhớ, dễ hiểu

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Lê Thị Thu Hằng ghi nhận, biểu dương nỗ lực của Ban Tuyên giáo quận ủy, các phòng, đơn vị, Ban biên soạn, đặc biệt là các thầy cô giáo đã tâm huyết, trách nhiệm, đóng góp xây dựng nên Cuốn tài liệu hết sức có ý nghĩa đối với nhiệm vụ giáo dục lịch sử của địa phương.

Đối với việc triển khai đưa Cuốn tài liệu “Tây Hồ - Vùng đất và con người” vào giảng dạy tại các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn quận trong năm học mới 2023-2024, đồng chí Bí thư Quận ủy đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo quận chỉ đạo các trường trên địa bàn quận nghiên cứu phương pháp giảng dạy, truyền đạt các nội dung của Cuốn tài liệu một cách dễ nhớ, dễ thuộc nhằm khuyến khích học sinh quan tâm đến việc học tập, tìm hiểu lịch sử địa phương hiệu quả.

Qua đó, giúp học sinh hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển, những truyền thống tốt đẹp của quê hương, tự hào về vùng đất và con người Tây Hồ; để phát huy tối đa hiệu quả và ý nghĩa to lớn của cuốn tài liệu đem lại. Trong quá trình giảng dạy, tiếp tục có những ý kiến đóng góp để điều chỉnh, bổ sung nội dung cuốn tài liệu cho phù hợp với thực tiễn và trình độ nhận thức của học sinh tại các trường.

Đồng chí Lê Thị Thu Hằng cũng đề nghị Ban Tuyên giáo Quận ủy khẩn trương phân bổ hợp lý, đủ số lượng cuốn Tài liệu cho các Trường và các đơn vị liên quan trên địa bàn để tiến hành giảng dạy trong năm học 2023-2024. Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung, tái bản Cuốn tài liệu để phù hợp với thực tiễn dạy và học trong các nhà trường trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.