Thay đổi cách nghĩ, cách làm giúp chị em thoát nghèo bền vững

Chia sẻ

Với 22 cơ sở Hội, 137 chi hội, 326 tổ phụ nữ với 39.964 hội viên; 6.050 hội viên là công nhân viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, nhiệm kỳ 2016-2021, các cấp Hội LHPN huyện Hoài Đức đã nỗ lực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Chị Lê Thị Điểm, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoài Đức khẳng định: “Trong thành tựu phát triển kinh tế chung của huyện Hoài Đức có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ trên các lĩnh vực”.

Triển khai thực hiện Chương trình số 09-CTr/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân huyện Hoài Đức” giai đoạn 2016-2020, các cấp Hội đã có nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo, các hoạt động thiết thực, cụ thể được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao. 5 năm qua, các cấp Hội phụ nữ huyện đã giúp 609 hộ nghèo, cận nghèo và các hộ khó khăn do nữ làm chủ (vượt 21,8% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra), góp phần hoàn thành chỉ tiêu huyện không còn hộ nghèo.

Hội viên phụ nữ xã Di Trạch với mô hình trồng ổi chất lượng cao đã đượcchứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.Hội viên phụ nữ xã Di Trạch với mô hình trồng ổi chất lượng cao đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

Các cấp Hội phối hợp tổ chức 226 buổi tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi cho 21.658 lượt hội viên; khai thác và hướng dẫn hội viên sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi với tổng số 211,9 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội là 208,1 tỷ đồng giúp 5.855 hộ phụ nữ vay (tăng 108,1 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước); vốn từ tiết kiệm tại chi hội là 3,2 tỷ đồng, giúp 950 hội viên vay. Đồng thời, phối hợp tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm cho 4.240 lao động, trong đó có 2.986 lao động nữ (vượt 41,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra).

Thực hiện Đề án 939 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017- 2025, Hội LHPN huyện đã tham mưu, phối hợp khai thác và thực hiện có hiệu quả “Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Hoài Đức”. Hội đã phối hợp tổ chức 16 lớp tập huấn kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho trên 1.550 hộ sản xuất kinh doanh và tổ chức 46 đợt tập huấn kiến thức “Thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế hộ”, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh cho 3.780 nữ chủ hộ sản xuất, kinh doanh; tổ chức hội thảo “Cuộc Cách mạng 4.0: Những công cụ cần trang bị cho chủ doanh nghiệp” cho trên 500 chủ hộ; hỗ trợ, giúp đỡ vốn vay cho 103 nữ sản xuất, kinh doanh với 3,69 tỷ đồng. Duy trì và nâng cao chất lượng  CLB doanh nhân nữ xã La Phù, thành lập mới CLB Doanh nhân nữ xã Kim Chung và 3 tổ liên kết xã Đông La, Lại Yên, La Phù.

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các cấp Hội đã tổ chức 142 buổi với gần 15.540 lượt hội viên tuyên truyền, vận động hội viên tiêu dùng sản phẩm, các hàng hóa của Việt Nam, quảng bá thương hiệu sản phẩm của địa phương đảm bảo chất lượng, mẫu mã đến người tiêu dùng. 100% cơ sở hội tham gia bình chọn sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích ”.

Cũng theo chị Lê Thị Điểm, Hội LHPN Huyện đã xây dựng, nhân rộng 38 chi hội “Thay đổi hành vi an toàn thực phẩm” trong chế biến, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng lương thực thực phẩm với sự tham gia của 1.030 hộ, 100% hộ ký cam kết thực hiện “3 không” (Không sản xuất thực phẩm không an toàn; Không chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn; Không sử dụng thực phẩm không an toàn).

THẢO NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.