Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 1/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.

Tham gia Hội thi có 17 đội thi đến từ 7 huyện, thị xã gồm: Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Sóc Sơn, trong đó riêng thị xã Sơn Tây có 10 đội thi đến từ 9 xã phường và Lữ đoàn 45. 

Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội  - ảnh 1
Ban tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thi

Vòng thi sơ khảo có 2 nội dung: Chấm thi clip và chấm thi thuyết trình, trước đó, Ban tổ chức cũng đi tham quan một số di tích lịch sử và vườn mít trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Mỗi đội dự thi vòng sơ khảo có 5 thành viên tham gia. Cây mít tham gia thi phải là giống mít dai truyền thống (mít ta), tuổi cây từ 10 năm trở lên nếu là cây trồng bằng hạt, 8 năm trở lên đối với cây ghép và phải có ít nhất 3 năm cho quả liên tục, ổn định; cây sinh trưởng khoẻ, xanh tốt, tán cây phát triển cân đối; năng suất đạt 150kg quả/cây, độ đồng đều về hình dạng, kích thước các quả trên cây trên 70%. 

Quả mít dự thi phải đảm bảo được chín tự nhiên, có mùi thơm, không dùng thuốc để dấm gây chín ép, không có bất kỳ mùi vị lạ nào, gai quả đều, màu vỏ quả đẹp tự nhiên, không bị vẹo, không bị khuyết lõm, không bị sâu, không bị nứt.

Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội  - ảnh 2
Các tiết mục biểu diễn văn nghệ 

Tại hội thi, Đội thi xã Phú Sơn, đơn vị đại diện của huyện Ba Vì mang đến hội thi sản phẩm mít na, được trồng trên địa bàn xã từ hàng trăm năm qua. 

Năm 2015, mít na huyện Ba Vì được Trung tâm giống cây trồng và công nghệ nông nghiệp - Hội giống cây trồng Việt Nam chọn lựa, nghiên cứu điều tra, tuyển chọn cây đầu dòng để khai thác mắt ghép, phục hồi, phát triển giống mít có chất lượng cao ở Hà Nội và các vùng phụ cận (theo Dự án QSEAP của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Theo đó có 5 cá thể mít na của huyện được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội công nhận là cây đầu dòng. 

Đội thi xã Cổ Đông mang đến hội thi sản phẩm mít ta và mít na. Mít là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của xã Cổ Đông với khoảng 30.000 cây, trồng trên diện tích 40ha. Mít Cổ Đông nổi tiếng thơm ngon, tiêu thụ tốt. Hiệu quả kinh tế từ mít mang lại cho nhiều hộ gia đình thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm. Xã Cổ Đông phấn đấu xây dựng mít là sản phẩm OCOP của địa phương.

Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội  - ảnh 3
Đội thi đến từ xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây

Đội thi Lữ đoàn 45 - Binh chủng Pháo binh (đóng quân trên địa bàn xã thị xã Sơn Tây), có diện tích trồng mít hơn 2ha và đang tiếp tục được mở rộng, gồm nhiều giống mít như: Mít ta dai, mít thái, mít mật… Trong đó chủ yếu là giống mít ta dai. Tuổi đời các cây mít được trồng trung bình từ 15 năm đến 79 năm. Mỗi cây, có từ 20 đến 40 quả, nặng từ 5-15kg/quả. Mít được đơn vị thu hoạch, bảo quản, chế biến ra nhiều sản phẩm như: Thạch mít, xôi mít,... sử dụng trong bữa ăn của bộ đội góp phần nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ, chiến sỹ.

Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội  - ảnh 4
Ban Tổ chức tham quan vườn mít ở xã Cổ Đông

Kết thúc vòng thi sơ khảo, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh, Phó Trưởng ban tổ chức Hội thi cho biết: Kết thúc vòng thi sơ khảo, tất cả 17 đội thi sẽ tiếp tục tham gia vòng thi chung khảo, được tổ chức ngày 5/7, với nội dung chấm trang trí, gian hàng và giới thiệu của các đội thi. Ban tổ chức sẽ đánh giá chấm điểm qua các vòng thi và sẽ lựa chọn, trao thưởng cho các đội đạt giải Đặc biệt, nhất, nhì, ba, khuyến khích.

Tin cùng chuyên mục

Kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân

Kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân

(PNTĐ) - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng ( PCTNTC).  Kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác PCTNTC theo phương châm PCTNTC từ cơ sở, chi bộ.
 Trao “cần câu”, không chỉ trao “con cá”!

Trao “cần câu”, không chỉ trao “con cá”!

(PNTĐ) - Những ngày giáp Tết nguyên đán Ất Tỵ, trong không khí lạnh se sắt của miền sơn cước, khi núi rừng vẫn còn chưa thức giấc, đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội với sự đồng hành của Hội LHPN tỉnh Nghệ An đã lên đường đến với những bản làng xa xôi để trao tận tay bà con những phần quà Tết, những nguồn tiền hỗ trợ xây mái ấm, trao sinh kế ấm áp tình cảm của chị em phụ nữ Thủ đô.
Nữ cán bộ Hội dân tộc Mường năng động, tâm huyết

Nữ cán bộ Hội dân tộc Mường năng động, tâm huyết

(PNTĐ) - Say mê hoạt động Hội, chị Nguyễn Thị Lợi sinh năm 1987, là Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội (người dân tộc Mường) có 9 năm là Đảng ủy viên của BCH Đảng bộ xã Đông Xuân, 12 năm là ủy viên BCH công đoàn xã phụ trách công tác nữ công và 6 năm ủy viên UB MTTQ Việt Nam xã Đông Xuân. Ở cương vị nào chị cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.