Triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030

Chia sẻ

gày 30/11, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các Bộ, ngành, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu (GHAI) tổ chức Hội thảo thực hiện Quyết định số 1248/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030.

Cam kết chung tay để giảm tai nạn thương tích trẻ em

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, công tác phòng, chống tai nạn, thương tích (TNTT) trẻ em luôn được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, của các cấp, các ngành, địa phương.Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại buổi hội thảoThứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại buổi hội thảo

Ngày 19/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1248/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

Để thúc đẩy việc triển khai có hiệu quả Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể và các tổ chức chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp phù hợp với thực tiễn để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình. Đối với các địa phương, căn cứ vào tình hình điều kiện kinh tế - xã hội thực tế để xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách hợp lý, huy động nguồn lực để triển khai chương trình; áp dụng, nhân rộng các mô hình can thiệp hiệu quả.

Bên cạnh đó tăng cường công tác phối hợp liên ngành và công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình, chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm gây TNTT trẻ em.

Đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam – bà Annie Chu cho biết, trên thế giới mỗi năm có khoản hơn 465 nghìn trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do tai nạn thương tích, hàng triệu trẻ bị thương điều trị ở bệnh viện, nhiều em bị di chứng tàn tật suốt đời. Tuy nhiên với những mục tiêu cụ thể và giải pháp đồng bộ cùng sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các bên liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tại Việt Nam, bà Annie Chu tin tưởng sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ LĐTBXH và Tổ chức Y tế Thế giới thì Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 sẽ đạt được các mục tiêu đề ra, giảm thiểu tai nạn thương tích, mang lại môi trường sống thuận lợi, khỏe mạnh và an toàn cho trẻ em Việt Nam.

Tại hội thảo, bà Kelly Larson, Giám đốc Chương trình Quỹ từ thiện Bloomberg đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc nhân rộng mô hình Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em, đồng thời kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dẫn dắt các nước thực hiện các chương trình phòng chống đuối nước trẻ em.

Theo nhận định của bà Đoàn Thị Thu Huyền, Giám đốc quốc gia Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tại Việt Nam, đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 6-15 tuổi, bởi trẻ chưa được trang bị những kĩ năng về bơi lội, cũng như sự thiếu quan tâm từ các bậc phụ huynh.Bà Đoàn Thị Thu Huyền, Giám đốc quốc gia Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tại Việt Nam phát biểuBà Đoàn Thị Thu Huyền, Giám đốc quốc gia Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tại Việt Nam phát biểu

“Trong 3 năm qua, chúng tôi đã đào tạo bơi an toàn cho hơn 14.000 trẻ em và giảng dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho hơn 30.200 em. Chúng tôi hy vọng sẽ được tiếp tục đồng hành cùng Bộ LĐTBXH để lan tỏa những kinh nghiệm triển khai chương trình trên toàn quốc, góp phần đảm bảo an toàn và sống còn của trẻ em” – bà Đoàn Thị Thu Huyền chia sẻ.

Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em

Trình bày nội dung các mục tiêu, giải pháp của Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030, TS Vũ Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho biết, Chương trình đặt ra 3 mục tiêu: (1) Giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em; (2) Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em; (3) Đào tạo, tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.

Để đạt được mục tiêu đề ra là 9 giải pháp thực hiện gồm: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống TNTT trẻ em cho các cấp, các ngành và toàn thể xã hội; Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống TNTT trẻ em; Nâng cao năng lực về phòng, chống TNTT trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em của các cấp, các ngành, đoàn thể; Hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống TNTT trẻ em; Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống TNNT trẻ em; Các can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT trẻ em, đặc biệt là các loại hình thương tích đặc thù và có tỉ lệ tử vong cao như đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, bỏng; Kiện toàn công tác về sơ cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng, giảm thiểu tử vong, khuyết tật và tổn thất về sức khoẻ cho trẻ em; Tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng, người dân trong thực hiện Chương trình; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình.

Theo đại diện Bộ GTVT, Bộ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong lĩnh vực GTVT. Kế hoạch đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực, nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT, người tham gia giao thông, các tổ chức, cá nhân liên quan về thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn và đuối nước ở trẻ em; tạo môi trường an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông. Từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông và đuối nước gây ra.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết, Bộ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong ngành giáo dục và mong muốn, thời gian tới, Bộ LĐTBXH tiếp tục phối hợp Bộ GD&ĐT triển khai hiệu quả Chương trình.

Từ kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương, để triển khai Chương trình hiệu quả, ông Vũ Quang Trực, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh đưa ra 4 khuyến nghị. Đó là đầu tư nguồn lực để triển khai Chương trình; Đẩy mạnh xã hội hóa; Có cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành; Xây dựng bộ tài liệu truyền thông, tập huấn để triển khai tại địa phương.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đề nghị các sở ban ngành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ngay tại các địa phương. Thứ hai là truyền thông thật tốt Chương trình. Thứ ba, phối hợp nhịp nhàng giữa các sở ban ngành trong quá trình triển khai. Thứ tư là quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện. Thứ 5 là tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện địa phương để đưa ra giải pháp phù hợp. Và cuối cùng là phải kiểm tra, giát sát đánh giá rút kinh nghiệm hàng năm.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.