THỦ ĐÔ HÀ NỘI:

Vị thế mới, tầm vóc mới sau 70 năm ngày giải phóng

TS Tống Đức Thảo Phó Viện trưởng Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Nói đến Hà Nội là nói đến Thủ đô văn hiến và anh hùng, linh thiêng và hào hoa, niềm tin và hy vọng, thành phố vì hòa bình, thanh lịch, văn minh, hiện đại. Bởi vậy, Hà Nội cần đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy những đặc sắc văn hóa, những nét riêng có của mình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định an ninh trật tự, xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước”.

Vị thế mới, tầm vóc mới sau 70 năm ngày giải phóng - ảnh 1
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội kỳ vọng Thủ đô tiếp tục khẳng định vị thế và tầm vóc vững chắc hơn nữa trong giai đoạn phát triển mới. Ảnh: Viết Thành

Sau 70 năm ngày Hà Nội được giải phóng là dịp để chúng ta nhìn nhận đánh giá và khẳng định lại vị thế và tầm vóc của Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình. Chúng ta đều biết, sau thất bại tại Ðiện Biên Phủ, thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và phải rút quân khỏi miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Ðảng, quân và dân Hà Nội đã chủ động chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiếp quản Thủ đô. Ðúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ Thành phố. 

Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh lớn, tiến về Hà Nội. Trung đoàn Thủ đô vinh dự giương cao ngọn cờ “Quyết chiến, quyết thắng" dẫn đầu đoàn quân. Hàng vạn người dân Hà Nội trong niềm vui sướng vỡ òa, đổ ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng trở về. 
70 năm qua, Hà Nội đang vững bước đi lên, khẳng định vị thế trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập quốc tế. Các nghị quyết của Đảng bộ Thành phố thực sự đi vào cuộc sống, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các thành phần kinh tế, khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của nhân dân. Nhờ đó, tới nay kinh tế Thủ đô tăng trưởng liên tục, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư, phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân. 

Ngày 10/10/1954 đi vào lịch sử, không chỉ là mốc son đánh dấu sự thắng lợi của một dân tộc nhỏ bé trước một thế lực thực dân xâm lược hàng đầu thế giới, mà còn mở ra thời kỳ mới của thời đại Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội.

Năm 2024, vào sáng 28/6, với 462/470 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương với 54 điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Đây là một mốc dấu rất quan trọng mang tính quyết định trong việc tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc xứng đáng với vị thế và tầm vóc mới là là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024. 

Vị thế mới, tầm vóc mới sau 70 năm ngày giải phóng - ảnh 2
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ngày 17/8/2024.

Năm 2024 cũng là năm mà Bộ Chính trị có Kết luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Kết luận). Kết luận khẳng định: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; bám sát, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan; thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia. 

Quy hoạch Thủ đô cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài. Kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển", "văn hoá và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô"; xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô; đồng thời, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

70 năm qua, tầm vóc, vị thế của Thủ đô Hà Nội ngày càng nâng cao, khẳng định con đường đi lên của chúng ta hoàn toàn đúng đắn. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, ngay cả với những hậu quả rất lớn của siêu bão Yagi vừa rồi nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, đoàn kết của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, thành phố Hà Nội sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo, luôn gương mẫu, đi đầu, xứng đáng với lời Bác dạy: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta". 

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 vào sáng ngày 20/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Các đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao sự chuẩn bị của Hà Nội và thống nhất cho rằng, đây là công cụ quan trọng cho công tác quy hoạch, xây dựng Thủ đô Hà Nội. 

Đúng như lời của đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị khẳng định trong Lễ nhậm chức Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được của Thành phố và truyền thống 94 năm của Đảng bộ Thủ đô, trên cương vị công tác mới, tôi xin hứa sẽ nỗ lực hết mình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững nguyên tắc, cùng tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và cả hệ thống chính trị Thủ đô giữ vững truyền thống đoàn kết, thống nhất, nắm bắt thời cơ, phát huy trí tuệ tập thể, bản lĩnh, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, góp phần cùng cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”.

Để làm được như kỳ vọng của đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thủ đô Hà Nội cần tiếp tục khẳng định vị thế và tầm vóc vững chắc hơn nữa trong sự phát triển của Thủ đô và sự phát triển của cả dân tộc, đất nước ta.
Thứ nhất, triển khai hiệu quả Luật Thủ đô (Sửa đổi) năm 2024 bằng những kế hoạch và việc làm thiết thực, ý nghĩa. Khai thác cơ sở pháp lý của Luật Thủ đô (sửa đổi) một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Có cơ sở pháp lý vững chắc thể hiện tầm nhìn và vị thế của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới vươn mình cùng dân tộc. Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Thứ hai, chuẩn bị thật chu đáo và đầy đủ công việc để Đại hội Đảng bộ các cấp hướng tới Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2025-2030. Đại hội lần thứ XVIII là đại hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vạch ra đường lối phát triển của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới, khẳng định vị thế và tầm vóc của Thủ đô anh hùng.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao đời sống về mọi mặt của nhân dân. Tiếp tục đầu tư cho văn hóa, giáo dục và y tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tăng cường nguồn đầu tư công cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích đang xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng, nhất là sau siêu bão Yagi vừa qua.

Thứ tư, Thủ đô Hà Nội cần có những bước đột phá về phát triển hạ tầng. Đặc biệt là những dự án lớn như xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cần tiếp tục quan tâm cả về tiến độ và chất lượng.

Thứ năm, Thủ đô Hà Nội phải là đầu tầu cũng với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tạo nên trục liên kết phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội một cách hiệu quả và bền vững nhất. Liên kết vùng sẽ phát huy được những ưu thế của từng địa phương trong sự phát triển chung của cả vùng. 

Thứ sáu, Thủ đô Hà Nội cần có chiến lược trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm như phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Có như vậy, Hà Nội mới thực sự đột phát và trở thành thành phố thông minh và đổi mới sáng tạo đáp ứng với sự kỳ vọng của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Động lực và kỳ vọng mới cho phát triển Thủ đô

Động lực và kỳ vọng mới cho phát triển Thủ đô

(PNTĐ) - Trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển, Thủ đô Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, của các cấp, các ngành, địa phương và của nhân dân cả nước. Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết để lãnh đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô, và mới đây nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết 15).
Đảng ủy cơ quan Hội LHPN Hà Nội: Bàn giao công trình “Dân vận khéo” tại huyện Thanh Oai

Đảng ủy cơ quan Hội LHPN Hà Nội: Bàn giao công trình “Dân vận khéo” tại huyện Thanh Oai

(PNTĐ) - Ngày 9/10/2024, Đảng ủy cơ quan Hội LHPN Hà Nội tổ chức bàn giao công trình “Hỗ trợ thiết bị thể dục thể thao cho sân chơi cộng đồng”; tặng quà cho hội viên phụ nữ công giáo có hoàn cảnh khó khăn tại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai. Đây cũng là hoạt động thiết thực của Đảng ủy cơ quan Hội LHPN Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội.
Hà Nội ngày càng hiện đại và sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa

Hà Nội ngày càng hiện đại và sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa

(PNTĐ) - Hà Nội ngày càng trẻ trung, hiện đại và sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến, trở thành một trong những Thành phố năng động trên thế giới. Một trong những động lực làm nên thành công là Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách hình thành môi trường phát huy có hiệu quả các nguồn lực văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Hà Nội nỗ lực cán đích, hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Hà Nội nỗ lực cán đích, hoàn thành xây dựng nông thôn mới

(PNTĐ) - Hà Nội không chỉ nổi bật với vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước mà còn tiên phong trong nhiều lĩnh vực phát triển bền vững. Trong đó, công tác xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị văn minh, và xóa đói giảm nghèo là những lĩnh vực được chú trọng và đã đạt nhiều thành tựu nổi bật.