Việt Nam cần tận dụng các sáng kiến mới từ thế giới

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 21/5, đã diễn ra Hội thảo “Báo cáo Việt Nam 2045: Xu hướng kinh tế toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam” do Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (VIDS) tổ chức.

Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 14 và các quy hoạch phát triển giai đoạn 2030, Viện Chiến lược Phát triển đã xây dựng Báo cáo Việt Nam 2045, nhằm đưa ra các chính sách biến cơ hội thành lợi thế và ngăn chặn thách thức, hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước.

Việt Nam cần tận dụng các sáng kiến mới từ thế giới - ảnh 1
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc, ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển VIDS cho biết, những năm qua thế giới đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ với nhiều sự kiện diễn ra như các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ cùng các xu hướng lớn như chuyển đổi số chuyển xanh. Trong nước, thế và lực của Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ. 

Đại hội 13 của Đảng đã xác định Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển và có thu nhập cao vào năm 2045, cùng với việc đạt được những mục tiêu khác như nền kinh tế không phát thải cacbon vào năm 2050. Để đạt được điều đó, Việt Nam cần có những nghiên cứu báo cáo thực tế, cập nhật những xu hướng và ban hành những chiến lược dài hạn phù hợp với bối cảnh mới.

Nội dung của báo cáo Việt Nam 2045 gồm 9 chương mới bao gồm những nội dung về: rà soát lộ trình và mục tiêu phát triển đến năm 2045; bối cảnh mới, xu hướng mới, tầm nhìn mới; Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tự chủ; nâng cấp GVC, phát triển khu vực tư nhân; Chuyển đổi không gian, cực tăng trưởng, kết nối; Nguồn nhân lực và dịch chuyển lao động; Xanh hóa và ứng phó với biến đổi khí hậu; Dịch chuyển xã hội; Thể chế xã hội.

Việt Nam cần tận dụng các sáng kiến mới từ thế giới - ảnh 2
Các đại biểu tham gia hội thảo

Ông Nguyễn Quốc Trường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển VIDS- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay thế giới đang có 13 xu hướng toàn cầu mới (Megatrend), trong đó các xu hướng này đều gắn bó với sự thay đổi và phát triển của công nghệ thông tin, tạo nên sự ảnh hưởng và thay đổi tương tác giữa người với người và giữa con người với máy tính. 

Tốc độ phát triển của công nghệ Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 tăng nhanh do nhận được sự đầu tư lớn. Thị trường CMCN 4.0 toàn cầu dự kiến tăng từ 61 tỷ USD năm 2021 lên 280,2 tỷ USD năm 2030, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 21%. Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi Việt Nam phải thích ứng nhanh chóng nếu không muốn tụt hậu với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay. 

Ngoài ra, xu hướng nghề nghiệp cũng có những thay đổi theo bối cảnh trên. Cuộc CMCN 4.0 cũng phá vỡ cấu trúc thị trường lao động truyền thống, làm 83 triệu chỗ làm việc bị mất đi và tạo ra 69 triệu chỗ việc làm mới (giảm 2%), trong đó các việc gia tăng nhanh có liên quan đến công nghệ. Báo cáo dự đoán sẽ có 7 xu hướng nghề nghiệp tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai của Việt Nam, bao gồm: Công nghệ thông tin, AI (trí tuệ nhân tạo), Xuất nhập khẩu, Logistics, Marketing, Du lịch dịch vụ và Năng lượng.

Bên cạnh đó hiện nay 1 số xu hướng kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế toàn hoàn cũng mới nổi lên, được dự đoán có tiềm năng chiếm vai trò lớn và định hình nền kinh tế. Kèm theo đó là sự chuyển dịch năng lượng đang diễn ra tại nhiều quốc gia hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững tại nhiều quốc gia.

Việt Nam cần tận dụng các sáng kiến mới từ thế giới - ảnh 3
Quang cảnh hội thảo

Tiến sĩ Trần Chí Trung, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu chiến lược Ngoại giao - Học viện Ngoại Giao  đã trình bày các xu hướng địa chính trị đang diễn ra hiện nay trên thế giới và tác động của những xu hướng đó tới Việt Nam. 

Theo ông Trung, những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến 2 cú sốc lớn là covid 19 và xung đột Nga - Ukaraine và thế giới đang tiến triển sang giai đoạn mới trong đó có sự cạnh tranh giữa các nước lớn, các sáng kiến mới tại khu vực Ấn - Thái và vai trò đi lên của một số quốc gia tầm trung khu vực Nam Bán cầu, trong đó có Việt Nam. 

Thế giới đang chứng kiến sự căng thẳng về địa chính trị với 1 xu hướng ngày càng gia tăng. Những căng thẳng này xuất phát từ mối quan hệ phức tạp và đa chiều giữa các nước lớn với nhau có các nhân tố đan xen đấu tranh và hợp tác cùng với những bất định từ bên trong của chính các nước như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hay sự biến động nhân sự cấp cao Trung Quốc. 

Những căng thẳng địa chính trị dẫn đến các cuộc chạy đua vũ trang cùng với sự cạnh tranh để đưa ra những sáng kiến mới từ các nước lớn. Giai đoạn 6 năm từ 2016 đến 2022 chứng kiến sự ra đời của 12 sáng kiến mới, chủ yếu xuất phát từ hai nước Mỹ và Trung Quốc. Con số này nhiều hơn hẳn so với 3 sáng kiến được đưa ra vào giai đoạn 6 năm 2007-2013. Những sáng kiến này tập trung chủ yếu vào 2 yếu tố An ninh và Phát triển kinh tế của hai bên, để cạnh tranh và tạo lợi thế so với nước còn lại. 

Dựa trên những phân tích trên, ông Trung cho rằng, Việt Nam ngoài việc đa phương hóa đa dạng hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần có chiến lược để tận dụng được các cơ hội từ các sáng kiến mới nêu trên  phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu trở thành một nước phát triển và có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực trong việc nắm bắt và tận dụng các sáng kiến mới từ thế giới, đồng thời xây dựng và tạo nên những thể chế phù hợp cho môi trường kinh tế phát triển trong nước. Chỉ khi thích ứng nhanh chóng với các xu hướng công nghệ và kinh tế toàn cầu, cùng với việc đảm bảo an ninh và phát triển bền vững, Việt Nam mới có thể biến các cơ hội thành lợi thế, vượt qua thách thức và tiến bước vững chắc trên con đường phát triển.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển kinh tế từ các sản phẩm mít ngon

Bảo tồn và phát triển kinh tế từ các sản phẩm mít ngon

(PNTĐ) - Cây mít từ lâu đã gắn bó với hình ảnh ảnh miền quê Bắc Bộ “nhà ngói cây mít”, rất thân thuộc với mỗi người dân ở làng quê. Trái mít dai, mít na… là những giống mít bản địa cho quả chất lượng ngon, năng suất cao, đang được thành phố Hà Nội đưa vào diện bảo tồn, phát triển nguồn gen quý và tiến tới phát triển sản phẩm từ trồng đến tiêu thụ trên thị trường.
Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.