Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại lớn về giao thương và kinh tế của cả nước, khu vực Đông Nam Á

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 10/1, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2024.

Dự hội nghị có, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.

 Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại lớn về giao thương và kinh tế của cả nước, khu vực Đông Nam Á - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao bằng khen của UBND TP cho các tập thể, cá nhân

Năm 2023, Sở Công Thương đã tích cực tham mưu, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phục hồi, thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn Thành phố; đã triển khai đầy đủ, đúng tiến độ hơn 80 sự kiện, chuỗi sự kiện nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp, kích cầu nội địa trên địa bàn theo kế hoạch; phát triển thêm 20 điểm bán sản phẩm OCOP, đưa tổng số lên trên 103 điểm trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển lĩnh vực Công Thương; triển khai các nội dung Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia, Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội, triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam",… các sự kiện đã được tổ chức với nhiều hình thức, nội dung đa dạng phong phú.

Với những nỗ lực, chủ động, sáng tạo trong quá trình triển khai nhiệm vụ của ngành Công Thương, đã thúc đẩy sự phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp, thương mại nội địa, xuất nhập khẩu trong năm 2023, đóng góp quan trọng vào mức tăng 6,27% GRDP Thành phố năm 2023.

Năm 2023, dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hầu hết các thị trường xuất, nhập khẩu lớn song giá trị tăng thêm ngành công nghiệp Hà Nội tăng 4,57%, đóng góp 0,64% vào mức tăng 6,27% của GRDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 đạt 776,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 54,4 tỷ USD.

 Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại lớn về giao thương và kinh tế của cả nước, khu vực Đông Nam Á - ảnh 2
Các tập thể, cá nhân được Sở Công Thương khen thưởng về thành tích xuất sắc trong năm 2023

Năm 2024, ngành Công Thương đặt mục tiêu: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng khoảng 7-7,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4-5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng khoảng 10-11%, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) kiểm soát tăng dưới 4%. Tỷ lệ cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động đạt 100%.

Về thương mại, tiếp tục phấn đấu xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại lớn về giao thương và kinh tế của cả nước, khu vực Đông Nam Á. Thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững. 

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để đạt được mục tiêu này, ngành Công thương Hà Nội sẽ tích cực phối hợp các địa phương, Sở, ngành liên quan để thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch. Trong đó, đẩy mạnh đầu tư, cải tạo chợ, kêu gọi đầu tư một khu Outlet, chợ đầu mối Phù Đổng - Gia Lâm; triển khai có hiệu quả lĩnh vực thương mại điện tử; bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trong lĩnh vực Công nghiệp, Sở Công thương Hà Nội sẽ tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại ở 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thực hiện chỉnh trang hạ tầng các cụm công nghiệp; hoàn thành khởi công các cụm công nghiệp còn lại...

Trên cơ sở đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ, kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước. Tập trung đưa ra các giải pháp đảm bảo đầy đủ việc cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân.

Cùng với đó, hỗ trợ các doanh nghiệp mở các thị trường mới trên cơ sở tận dụng lợi thế các Hiệp định FTA nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu bền vững, chú trọng hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm làng nghề được xuất khẩu trực tiếp; Sở tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; lựa chọn phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước...

 Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại lớn về giao thương và kinh tế của cả nước, khu vực Đông Nam Á - ảnh 3
Các tập thể cá nhân được Sở Công Thương khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong năm 2023

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị, Sở Công Thương Hà Nội có giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển công nghiệp; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư để có những dự án công nghiệp lớn nhằm gia tăng năng lực sản xuất; đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, triển khai hiệu quả chương trình khuyến công.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, tận dụng các hiệp định thương mại tự do, Sở Công Thương cần đề xuất các giải pháp để tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu, kết hợp hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng hóa vào kênh phân phối nước ngoài; phối hợp với các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ đầu tư, cải tạo, sửa chữa 79 chợ theo kế hoạch.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng đề nghị ngành Công Thương Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý thương mại điện tử, phát triển hệ thống logistics, phát triển hệ thống Outlet, chợ đầu mối Phù Đổng Gia Lâm. 

“Trước mắt, tập trung phục vụ tốt nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; tập trung phát triển và quản lý loại hình thương mại điện tử để khai thác hiệu quả xu hướng số hóa nền kinh tế” - ông Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

(PNTĐ) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và căn cứ các quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 961/QĐ-TTPVHCC về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội. Theo đó, 100 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sắp có chính sách học bổng cho người học các ngành học STEM

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sắp có chính sách học bổng cho người học các ngành học STEM

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ,Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm ngành công nghệ cao có sự chuẩn bị nhân sự như thế nào và các sinh viên học ngành này được ưu đãi những gì?
Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời liên quan đến Nghị định 117/2025/NĐ-CP về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử có hiệu lực từ tháng 7/2025, chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân bán hàng nhỏ lẻ sang các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử và các nền tảng số có chức năng thanh toán.
Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà trả lời báo chí về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.