15 năm hợp nhất về Hà Nội: Các xã miền núi huyện Ba Vì đã vươn lên thoát nghèo
(PNTĐ) - Sau 15 năm hợp nhất về Hà Nội, diện mạo 7 xã miền núi của huyện Ba Vì đã có nhiều đổi thay, kinh tế xã hội phát triển, đường giao thông mở rộng, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa và những ngôi nhà trở nên khang trang, đời sống của người dân nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể.
Theo quyết định 447/QĐ-UBDT, ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc Trung ương, giai đoạn 2013-2015, huyện Ba Vì có 1 xã và 13 thôn đặc biệt khó khăn. Quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, giảm hộ nghèo, ngay từ những ngày đầu hợp nhất, huyện Ba Vì phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch sử dụng đất huyện đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, bền vững...
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở (giao thông, trường học, trạm y tế, trụ sở xã, nhà văn hóa xã, thôn) trên địa bàn huyện từ năm 2008 đến năm 2023 là hơn 13.082 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2023 là hơn 2.092 tỷ đồng, gấp 18,26 lần so với năm 2008 (năm 2008 là 114,6 tỷ đồng).
Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các xã miền núi Ba Vì tập trung thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Huyện Ba Vì có 7 xã miền núi với khoảng 28.000 đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 37,1% dân số toàn huyện. Thời điểm năm 2011, ở 7 xã miền núi của Ba Vì có 2.693 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,15% số hộ dân toàn huyện, đến nay chỉ còn 177 hộ nghèo (chiếm 0,69%).
Trở lên xã Minh Quang, thời điểm mới hợp nhất về Hà Nội, năm 2008, toàn xã có 327 hộ hộ nghèo chiếm 11,5%, đến nay, chỉ còn 0,35%. Những năm qua, xã Minh Quang được thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì quan tâm, đầu tư hơn 700 tỷ đồng để thực hiện các dự án giao thông, xây dựng điện, đường, trường học, trạm y tế… Vì thế, từ một xã chỉ có 11% đường bê tông, đến nay 98% tuyến đường trên địa bàn Minh Quang đã được nhựa hóa, bê tông hóa; các trường học đều đạt chuẩn quốc gia.
15 năm qua, xã Minh Quang chú trọng đào tạo nghề cho khoảng 1.500 lao động nông thôn, là người dân tộc thiểu số; mỗi năm giới thiệu việc làm cho từ 60 đến 120 lao động. UBND xã và các tổ chức, hội, đoàn thể hỗ trợ các hộ dân tiếp cận những nguồn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ nông dân, ngân hàng Chính sách Xã hội, NN&PTNT để đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi nghề, đạt tổng dư nợ hơn 40 tỷ đồng.
Thực hiện xã hội hóa, xã đã huy động mọi nguồn lực để giúp 12 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn xây nhà ở, mỗi hộ từ 70-120 triệu đồng. Hiện, xã Minh Quang đã không có nhà xuống cấp, thu nhập bình quân đạt khá cao, 65 triệu đồng/người/năm, gần gấp 10 lần so với năm 2008.
Xã miền núi Ba Vì với đặc thù có 94,4% người dân tộc Dao sinh sống, là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35,73% và hộ cận nghèo 21,9%, cao nhất huyện Ba Vì và thành phố Hà Nội.
Theo ông Lăng Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Ba Vì, công tác giảm nghèo của xã trước đây gặp nhiều khó khăn do nhiều điều kiện còn thiếu như đất sản xuất, người dân thiếu việc làm, trình độ dân trí của đồng bào nhìn chung còn thấp, chưa nhạy bén trong tiếp cận thị trường và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh…
Từ năm 2012, thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Kế hoạch số 166/KH-UBND của UBND thành phố về “Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô đến năm 2015”, xã Ba Vì được đầu tư các dự án giao thông, cơ sở hạ tầng; các hộ nghèo được áp dụng các chính sách miễn giảm học phí học tập, ưu tiên trong tuyển dụng đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm; hỗ trợ xây sửa nhà…
Cùng với sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của chính người dân trên địa bàn, nên đến nay, xã Ba Vì chỉ còn 8 hộ nghèo (0,86%) và 13 hộ cận nghèo (1,04%).
Cùng với việc được nâng cấp hạ tầng cơ sở, sự hỗ trợ về nhà ở, tạo kế sinh nhai, nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã Vân Hòa cũng đã vươn lên thoát nghèo. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Phương ở thôn Muồng Voi, thuộc diện hộ nghèo, các con còn nhỏ, vợ bị ốm đau bệnh tật. Năm 2020, gia đình ông Phương được hỗ trợ 1 con bò sinh sản và xây mới nhà ở khang trang, vững chãi. Sau thời gian chăm chỉ lao động phát triển kinh tế, gia đình ông Phương đã vươn lên thoát nghèo, hai con của ông đều đang học đại học.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thọ, người dân tộc Mường, ở thôn Muồng Cháu cũng thuộc diện hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn do nhà ở bị xuống cấp, con còn nhỏ, ốm yếu. Gia đình ông Thọ được chính quyền và các tổ chức, đoàn thể xã, thôn hỗ trợ xây mới nhà ở, nhờ đó, cuộc sống dần ổn định hơn.
Xã Vân Hòa là một trong 7 xã miền núi, có 3.012 hộ với 12.460 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Kinh, Mường là chủ yếu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số. 15 năm sáp nhập về Hà Nội, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, thành phố và huyện, sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy - HĐND – UBND, MTTQ và các ngành đoàn thể trong xã, cơ sở hạ tầng của Vân Hòa có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao, diện mạo nông được thay đổi và có nhiều khởi sắc.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa cho biết: Tính trong các năm 2018-2022, toàn xã có 109 hộ nghèo là dân tộc thiểu số, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt, được nhận hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; 128 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ mỗi hộ một con bò sinh sản; 19 hộ được hỗ trợ trong chăn nuôi lợn Mường, gia cầm và trồng cây dược liệu, góp phần tạo việc làm, giúp các hộ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Những năm qua, xã có gần 1.300 lao động được đào tạo nghề; 105 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ xây, sửa nhà; các hộ nghèo, cận nghèo được xét duyệt hưởng mức bảo trợ xã hội theo quy định…
Nhờ đó, số hộ nghèo ở Vân Hòa giảm nhiều. Tính thời điểm năm 2017, xã có 409 hộ nghèo, 104 hộ cận nghèo, thì đến năm 2023, Vân Hòa chỉ còn 34 hộ nghèo (1,13%), 65 hộ cận nghèo (2,16%); thu nhập bình quân đạt 55 triệu đồng/người/năm. Năm 2021, Vân Hòa được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh, huyện đã hoàn thành nhiều đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, đây là cơ sở, điều kiện quan trọng để phát triển tổng thể kinh tế - xã hội một cách toàn diện; tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các xã miền núi đạt hơn 10%/năm. Nhiều năm nay, công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành huyện triển khai đồng bộ, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả,