Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt, đối thoại với cán bộ, nhân viên giáo dục: Trên 6.500 câu hỏi chuyển về bằng nhiều kênh

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tổ chức buổi gặp mặt, đối thoại với các cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục trong cả nước. Chương trình được thực hiện trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các tỉnh thành trong cả nước.

Gửi lời chào đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như rời non lấp bể. Để  làm được những việc khó thì phải đồng tâm hiệp lực, việc càng khó càng lớn thì  càng cần phải hiệp lực đồng tâm, cả triệu người cùng nhìn về một phía thì việc khó mấy, lớn mấy chúng ta cũng làm được.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt, đối thoại với cán bộ, nhân viên giáo dục: Trên 6.500 câu hỏi chuyển về bằng nhiều kênh - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc chương trình

“Với trên 6.500 câu hỏi chuyển về bằng nhiều kênh và nhiều con đường khác nhau, một buổi hay nhiều ngày, tôi cũng không thể trả lời hết được. Trong thời gian có hạn, sẽ mời các nhà giáo từ một số tỉnh thành phát biểu ý kiến, nêu vấn đề và tôi cùng lãnh đạo Bộ và các vụ, cục sẽ trao đổi, chắc cũng chỉ được một số lượng vô vùng nhỏ so với số ý kiến đó.

Sau hôm nay tôi sẽ tổ chức và chỉ đạo các vụ, cục tiếp tục phân tích các câu hỏi và có cách trả lời theo các chủ đề và quan trọng hơn là lắng nghe các ý kiến để điểu chỉnh chính sách” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.  

Báo cáo tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên các cơ sở giáo dục , ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: Để chuẩn bị cho Chương trình, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức tập hợp ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục, các trường học trên cả nước. Việc lấy ý kiến được thực hiện trong tháng 6 và tháng 7/2023 với công cụ trực tuyến google form và một số kênh khác.

Tổng số có hơn 6.500 ý kiến của khối mầm non và phổ thông được gửi về từ các kênh. Trong đó gần 4.000 ý kiến của giáo viên. Hơn 1.300 ý kiến của nhân viên trường học, còn lại là ý kiến của cán bộ quản lý.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt, đối thoại với cán bộ, nhân viên giáo dục: Trên 6.500 câu hỏi chuyển về bằng nhiều kênh - ảnh 2
Toàn cảnh chương trình

Rất nhiều ý kiến phản ánh về thực trạng việc tổ chức dạy học và giáo dục học sinh theo những chỉ đạo đổi mới của ngành trong thời gian vừa qua đã thu được những kết quả nổi bật trên nhiều phương diện. Giáo viên nỗ lực cố gắng nâng cao năng lực ứng đáp với yêu cầu đặt ra.

Các trường học, các cơ sở giáo dục khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện xã hội hóa, tận dụng các nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới phương thức quản trị điều hành, cách thức quản lý chuyên môn theo hướng dân chủ, tập trung, hướng tới nâng cao chất lượng hiệu quả công việc của mỗi cá nhân. Các tổ chức đoàn thể có nhiều hỗ trợ, tài trợ, động viên nhà giáo yên tâm công tác, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Rất nhiều ý kiến tán thành và bày tỏ sự cảm kích về việc tổ chức chương trình “Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục”. Nhiều ý kiến cho rằng: Đây là cơ hội để giáo viên được biết rõ, được hiểu thêm một cách chính thống các thông tin về công việc, các quan điểm chỉ đạo của ngành, các lý giải về khoa học giáo dục trong tiến trình đổi mới.

Đặc biệt, hy vọng chương trình tạo cơ hội cho giáo viên cả nước hiểu biết thêm về cách làm mới, cách làm hay, những sáng tạo của đồng nghiệp trong quá trình đối mặt với những thách thức, khó khăn của đổi mới giáo dục, trước những yêu cầu của xã hội, trong bối cảnh đa dạng hóa thông tin như hiện nay. Nhiều ý kiến phản ánh thực trạng việc tổ chức dạy học và quản lý ở các cơ sở trường học hiện nay; các chế độ chính sách liên quan đến đời sống việc làm; những khó khăn bất cập, những đề xuất giải quyết, tháo gỡ và những câu hỏi đặt ra với Bộ trưởng.

Cụ thể: Có gần 2 ngàn ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương, phụ cấp: trong đó có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Có gần 200 ý kiến phản ánh việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, việc chuyển ngạch giáo viên thực hiện chậm, chưa cập nhật đầy đủ mã ngạch theo qui định, bất cập trong việc xếp lương sau khi hoàn thành đạt chuẩn trình độ đào tạo… Việc này gây thiệt thòi và ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên, rất mong được quan tâm giải quyết để giáo viên yên tâm công tác.

Có gần 500 ý kiến liên quan đến tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non. Đa số các ý kiến đề nghị áp dụng tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm mon là 55 tuổi. Do đặc thù lao động giáo viên mầm non nên việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 là không phù hợp. Có 160 ý kiến về thiếu trường lớp học, thiếu nhà công vụ giáo viên, cơ sở vật chất các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đề nghị nâng cấp cơ sở vật chất các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để giáo viên yên tâm công tác, nâng cao chất lượng dạy và học.

Có 41 ý kiến phản ánh về việc thiếu giáo viên cục bộ ở vùng sâu, vùng xa và giáo viên dạy một số bộ môn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.