Cha dượng, mẹ kế: Cũng có quyền dạy con riêng

Chia sẻ

PNTĐ-Hiện nay, một bộ phận cha dượng, mẹ kế lại chịu cảnh phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng không có quyền giáo dục đối với con riêng của vợ hoặc chồng.

 
Luật quy định rõ cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con riêng của người cùng sống chung với mình. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận cha dượng, mẹ kế lại chịu cảnh phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng không có quyền giáo dục đối với con riêng của vợ hoặc chồng.
 
Cha dượng, mẹ kế: Cũng có quyền dạy con riêng - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Chỉ được quyền… “nuôi”
 
Tìm đến phòng tư vấn Tâm Giao, chị Hoàng Ngân (Nam Từ Liêm, HN) kể về cuộc hôn nhân nặng gánh nghĩa vụ với con riêng của chồng nhưng lại không được ghi nhận.
 
- Bốn năm sau ngày đổ vỡ hôn nhân, tôi tái hôn với một người cùng cảnh ngộ đang nuôi hai đứa con riêng. Cưới nhau về được một năm, công việc làm ăn của chồng thua lỗ, từ đó gánh nặng kinh tế gia đình dồn lên vai tôi. Ngoài thời gian làm ở cơ quan, tôi còn phải tranh thủ làm thêm để có chi phí trang trải cho gia đình. Không thể sinh con, tôi xem con riêng của chồng như con đẻ, không quản vất vả để lo cho chúng ăn học. Khi ly hôn, tòa giao cho mẹ đẻ của chúng phải cấp dưỡng nuôi con với số tiền 2 triệu đồng/tháng. Nhưng cô ta chỉ thực hiện trong thời gian chồng cũ chưa tái hôn. Khi chúng tôi cưới nhau, cô ta bỏ luôn nghĩa vụ nuôi con và mặc nhiên đặt nó lên vai tôi.
 
Hai đứa con riêng của chồng sức khỏe yếu, ốm đau đi viện liên tục. Việc chăm sóc, tiền thuốc men đều một tay tôi lo với sự hỗ trợ ít ỏi từ chồng. Tôi vất vả là vậy nhưng hai đứa trẻ lại ngỗ ngược chẳng bao giờ chịu nghe lời mẹ kế.
Chung cảnh ngộ nặng gánh nghĩa vụ với con riêng của bạn đời, anh Trần Văn Tý (Gia Lâm, HN) cũng trăn trở tại phòng tư vấn. Qua một lần đò, anh tái hôn với người phụ nữ đang sống cùng đứa con trai riêng 13 tuổi. Cuộc sống của vợ chồng anh khá vất vả bởi cùng lúc phải lo cho “con anh”, “con em” và “con chúng ta”.
 
Chuyện nuôi dạy đứa con riêng của vợ vô cùng vất vả đối với hai vợ chồng tôi. Cú sốc cha mẹ ly hôn đã khiến thằng bé sống bất cần đời. Cùng với đó, nó lại bị ảnh hưởng xấu từ người cha đẻ bị nghiện ma túy. Nó thường xuyên trộm tiền của hai vợ chồng anh để tiêu xài, trốn học đi chơi game, quậy phá bạn bè, hàng xóm. Nhiều lần anh phải đến trường giải quyết hậu quả nó gây ra. Không những thế tôi còn phải đền tiền, đi thăm nuôi những nạn nhân bị nó đánh phải vào viện điều trị.

Không có quyền… “dạy”
 
Khi sống chung với con riêng của bạn đời, quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của các cha dượng, mẹ kế luôn gắn liền với nhau. Nhưng thực tiễn, nhiều người lại chỉ có nghĩa vụ mà không “được phép” có quyền, nhất là quyền giáo dục đối với con riêng của bạn đời bởi sự ngăn cản từ phía, cha/mẹ đẻ của trẻ.
 
Chị Ngân kể, mỗi lần chị dùng hình phạt để giáo dục hai đứa con riêng của chồng khi nó phạm lỗi đều bị mẹ đẻ của chúng tìm đến can thiệp, chỉ trích thậm chí là đe dọa nếu chị “dám” đụng đến con của cô ta. Một lần chị phạt đòn hai đứa trẻ vì tội bỏ học đi chơi game liền bị chúng gọi điện mách mẹ đẻ. Kết quả, cô vợ cũ tìm đến nhà chửi mắng xối xả, bảo chị không có quyền đánh đập hai đứa trẻ. Thậm chí có lần cô ta còn xông vào dùng bạo lực với chị. Hai đứa trẻ cậy có người bênh vực nên mỗi lần mẹ kế có biện pháp giáo dục gì là lập tức gọi điện cho mẹ đẻ cầu cứu. Nhiều lần giận quá, chị mang con “trả” cho cô ta. Nhưng “trả” hôm trước, hôm sau mấy đứa trẻ lại được mẹ đẻ mang về “trả lại” vì “tòa đã giao con cho bố nó nuôi”.
 
Quyền giáo dục con riêng của vợ với anh Tý cũng gian nan không kém bởi bố đẻ của thằng bé. Người đàn ông bỏ rơi trách nhiệm nuôi con sau ly hôn ấy đã không ít lần “tước quyền” giáo dục của anh đối với thằng bé. “Không ít lần anh ta tìm đến dùng nắm đấm “nói chuyện”, bảo tôi có quyền gì mà chửi mắng con trai anh ta. Nó hư thì chỉ có cha mẹ nó được quyền dạy dỗ, đánh mắng, cha dượng như tôi không “được phép” làm điều đó. Tôi lấy quyền gì mà cấm thằng bé không được đi chơi với bạn bè vào ban đêm, cấm nó mặc theo thời trang của thần tượng, cấm mang vũ khí để phòng thân khi ra ngoài… Những lúc thằng bé gây chuyện để lại hậu quả, tôi gọi anh ta đến giải quyết thì nhận được sự phản hồi lại rằng nó sống với vợ chồng tôi nên tôi phải có trách nhiệm. Kết quả bây giờ thằng bé hư hỏng, cha đẻ vô trách nhiệm mà cha dượng thì không được “quyền” dạy dỗ - anh Tý kể.
 
Luật sư Nguyễn Minh Long, Văn phòng luật Dragon cho rằng sau khi ly hôn một bộ phận vợ chồng vì hiềm kích, hận thù nhau nên cố tình “mượn” con để quậy phá hạnh phúc mới của đối phương. Họ xúi giục con đối phó với cha dượng, mẹ kế, đồng thời lấy quyền làm cha/mẹ để ra mặt bênh vực bảo vệ con mỗi khi cha dượng, mẹ kế “đụng đến” con mình. Việc làm đó không chỉ gây hiềm khích giữa người lớn với nhau mà còn khiến cho trẻ không được giáo dục tốt. Những trường hợp, cha dượng, mẹ kế thực hiện quyền giáo dục tốt cho trẻ mà bị cha/mẹ đẻ có những hành vi ngăn cản thì có thể nhờ pháp luật can thiệp, bảo vệ.
 
Về phần, bố/ mẹ đẻ sau khi ly hôn, không trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền hạn chế quyền thăm nuôi con của người đó. Tuy nhiên trước khi nghĩ đến giải pháp cuối cùng là “tước” quyền của đối phương, cha/mẹ đẻ hãy cũng ngồi lại với cha dượng, mẹ kế trong sự thân tình để có một sự thống nhất chung trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Có như thế mới tốt cho trẻ và thuận cho hạnh phúc mới của bố mẹ.
 
Trong luật HNGĐ mới đã quy định rõ về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng. Theo đó, cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia sống chung với mình đúng với các quy định tạo các điều 69, 70, 71 của luật này. Do đó, trong vấn đề này, quyền giáo dục con riêng của cha dượng, mẹ kế được pháp luật cho phép và bảo vệ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích cho trẻ. Không ai có thể “tước” quyền đó nếu như cha dượng, mẹ kế không vi phạm những hành vi cấm của luật trong quá trình giáo dục, nuôi dưỡng trẻ .
 
 (LS Nguyễn Minh Long)
 
Hạ Thi

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025

Khai mạc Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025

(PNTĐ) - Tối 17/5, tại trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội),  Hội LHPN Hà Nội chủ trì phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức chương trình Khai mạc Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025. Đây là một trong chuỗi các hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5.
Công an Hà Nội phát động cao điểm tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành Công an nhân dân

Công an Hà Nội phát động cao điểm tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành Công an nhân dân

(PNTĐ) - Chiều ngày 16/5, Công an TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị phát động cao điểm tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của Công an TP Hà Nội (19/8/2005-19/8/2025).
Việc sửa đổi Hiến pháp 2013 để tạo hành lang  pháp lý là cần thiết và phù hợp

Việc sửa đổi Hiến pháp 2013 để tạo hành lang pháp lý là cần thiết và phù hợp

(PNTĐ) - Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 tập trung vào việc kiện toàn hệ thống chính trị. Theo các ý kiến góp ý, những thay đổi này nhằm thu gọn đầu mối, tăng hiệu quả hoạt động, giúp Mặt trận và các tổ chức thành viên thực sự trở thành cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.