Chân dung hai tân Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà và Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang đã trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Dưới đây là tóm tắt quá trình công tác của hai Tân Phó Thủ tướng Chính phủ.

Chân dung hai tân Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 - ảnh 1
Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Ông Trần Hồng Hà sinh năm 1963;

Quê quán: Xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội Khóa XIV

Ông từng đảm nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (sau đổi tên là Bộ Tài nguyên và Môi trường), Quyền Cục trưởng, Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường; Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường trước khi giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường từ tháng 7/2008.

Từ tháng 1/2009 – 6/2010, ông Trần Hồng Hà được điều động giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu; Tháng 7/2010-1/2011 giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Từ tháng 4/2016 đến tháng 1/2023, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường.

Chân dung hai tân Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 - ảnh 2
Tân Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang

Ông Trần Lưu Quang sinh năm 1967;

Quê quán: phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI (dự khuyết), XII, XIII; Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, XV.

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản lý công, Kỹ sư cơ khí

Lý luận chính trị: Cử nhân

Ông từng giữ các chức vụ: Bí thư Huyện ủy Trảng Bàng; Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch HĐND tỉnh; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.

Từ 2019, ông Trần Lưu Quang là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM. Tháng 4/2021 đến tháng 1/2023, ông giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhiệm kỳ 2020-2025;

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.