Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn:Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn lực

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 10/3, bế mạc Kỳ họp thứ 11, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, trên cơ sở các báo cáo, tờ trình của UBND TP, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND TP, các vị đại biểu đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và biểu quyết thông qua với tỷ lệ thống nhất cao 5 Nghị quyết.

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn:Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn lực - ảnh 1
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại kỳ họp

Trong đó, nhiều nội dung, cơ chế, chính sách là cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời tháo gỡ, giải quyết hiệu quả các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong thực tiễn của Thành phố như: Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023, trong đó bố trí vốn 3.840 tỷ đồng cho dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội, bổ sung cơ chế ứng vốn giải ngân linh hoạt phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư; Điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023 để kịp thời tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, ngay sau kỳ họp UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm: Đối với Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030. Đây là Đề án lớn nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra sau giám sát của HĐND Thành phố, phát huy hiệu quả các nguồn lực tài sản công góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Đề án đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thành ủy và các ý kiến đóng góp, thảo luận của đại biểu HĐND Thành phố.

Đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án, trong đó cần rà soát, thống kê đầy đủ số lượng, hiện trạng các tài sản công; cập nhật dữ liệu chính xác làm cơ sở để theo dõi, quản lý công khai, minh bạch. Xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp đồng bộ, khả thi để khai thác hiệu quả các tài sản công.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: "Trước mắt là kiên quyết, tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm về tài chính, về trật tự xây dựng, thu hồi các tài sản sử dụng sai mục đích; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn lực. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải khẩn trương chuyển đến các cơ quan chức năng để đảm bảo kỷ cương, nghiêm minh và thực thi pháp luật theo quy định".

Về tiến độ triển khai đầu tư công năm 2023 của TP. Đối với dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia, đang được Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy quan tâm chỉ đạo. Đồng chí Bí thư Thành ủy - Trưởng Ban Chỉ đạo rất quan tâm, chỉ đạo sát sao các nội dung này. Đề nghị UBND TP, các sở, ngành, quận, huyện liên quan tập trung, quyết liệt triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ dự án theo kế hoạch.

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn:Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn lực - ảnh 2
Quang cảnh kỳ họp

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, kỳ họp này, HĐND TP Hà Nội cũng đã quyết nghị bổ sung cơ chế ứng vốn giải ngân linh hoạt phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư dự án và phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương 25 dự án quan trọng, thuộc các lĩnh vực y tế, văn hóa, thể thao, hạ tầng giao thông, đê điều, thủy lợi.

Báo cáo của UBND TP về kết quả giải ngân đầu tư công toàn TP cho thấy, đến ngày 20/2/2023 mới đạt được 6% so kế hoạch HĐND TP giao. Khối lượng các công trình, dự án rất lớn, nhiều việc khó, phức tạp. Đề nghị UBND TP khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, khó khăn; tập trung chỉ đạo, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát để đẩy nhanh tiến độ đầu tư thực hiện các dự án.

Tại kỳ họp này, HĐND TP thực hiện việc kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND TP và Ủy viên UBND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 để đảm bảo bộ máy của UBND TP hoạt động ổn định, thông suốt, hiệu quả.

HĐND TP tin tưởng và mong muốn các đồng chí sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trước HĐND, trước cử tri và Nhân dân Thủ đô để cùng tập thể UBND TP thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.