Chủ tịch nước dự chương trình "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 13/5, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên với chủ đề “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”. Đây là chương trình hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương đã tham dự buổi lễ.

Tại buổi lễ, ông Đỗ Văn Chiến - Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đọc lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch về ủng hộ chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên.

"Cả nước chung tay góp sức, người có của góp của, người có công góp công; có nhiều góp nhiều, có ít góp ít hỗ trợ đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên và vùng Tây Bắc vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, yên tâm gắn bó 'máu - thịt' với vùng đất biên cương của Tổ quốc” - ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh trong lời kêu gọi.

Chủ tịch nước dự chương trình ‘Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc’ ảnh 2

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại buổi lễ. (Ảnh: Nhật Minh)

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, chúng ta hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong bối cảnh đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau gần 40 năm đổi mới. Đời sống các tầng lớp nhân dân nói chung trong đó có đời sống của đồng bào các dân tộc, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa ngày được cải thiện và nâng cao.

Tuy nhiên so với mặt bằng phát triển chung của đất nước, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, hạ tầng chưa đồng bộ, hàng vạn hộ nghèo vẫn phải sống trong những căn nhà tạm, dột nát, một bộ phận nhân dân còn thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản như nước sạch, công trình điện chiếu sáng, cơ sở trường học, dịch vụ khám chữa bệnh…

Do đó, mục tiêu vận động xây dựng 7.000 đến 8.000 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và một số địa bàn Tây Bắc là một quyết tâm cao để xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có điều kiện nâng cao mức sống, thoát nghèo bền vững.

Chủ tịch nước dự chương trình ‘Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc’ ảnh 3
Chủ tịch nước dự chương trình ‘Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc’ ảnh 4

Anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, đại diện Trung ương Đoàn trao ủng hộ 3,5 tỷ đồng tặng chương trình.

Chủ tịch nước khẳng định: Đây là việc làm đẹp, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân ái, giúp đỡ, tiếp sức thiết thực, vừa là trách nhiệm vừa là sự tri ân chân thành đối với đồng bào các dân tộc trên vùng đất mà trước kia, bà con đã dành sự hy sinh, cống hiến lớn lao, đóng góp sức người, sức của, không tiếc máu xương cho Tổ quốc.

Với ý nghĩa đó, Chủ tịch nước kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể các tầng lớp nhân dân ở trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài phát huy truyền thống đoàn kết “tương thân, tương ái”, “đền ơn, đáp nghĩa”, cùng đồng lòng, chung sức ủng hộ, góp công, góp của để MTTQ Việt Nam thực hiện thành công chương trình này.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước ghi nhận và cảm ơn những tấm lòng nhân văn, nhân ái, những hành động thiết thực nghĩa tình của các tổ chức, cá nhân đã và sẽ chung tay đóng góp tham gia thực hiện Chương trình “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”; đồng thời tin tưởng rằng với quyết tâm cao của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và các cơ quan phối hợp, Chương trình sẽ thành công tốt đẹp.

Tại chương trình, đã có hơn 280 tỷ đồng tương đương với 5.600 căn nhà đại đoàn kết đã được các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức, cá nhân ở Trung ương và địa phương ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên.

 

Theo Tiền Phong

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.