Đoàn nữ vận động viên tiêu biểu Sea Games 31 dâng hương, báo công tại đền Hai Bà Trưng

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 10/6, Đoàn đại biểu của TƯ Hội LHPN Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao và các nữ vận động viên đã tham dự Lễ dâng hương báo công tại Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Đoàn nữ vận động viên tiêu biểu  Sea Games 31 dâng hương, báo công tại đền Hai Bà Trưng - ảnh 1
Dứng trước sân rồng, các đồng chí lãnh đạo và đoàn nữ vận động viên tiêu biểu dự Sea Game lần thứ 31, kính cẩn châm nên hương thơm; dâng lời tưởng nhớ...

Dự buổi lễ dâng hương, báo công có các đồng chí: Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Đỗ Thị Thu Thảo – Phó Bí thư Đảng đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam; Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Lê Thị Hoàng Yến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao; Nguyễn Thị Bảo Hiền – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam; Lê Thị Thiên Hương – Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội; Phạm Xuân Tài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mê Linh và xã Mê Linh.

Đặc biệt dự buổi lễ dâng hương, báo công hôm nay còn có 58 nữ vận động viên tiêu biểu trong tổng số hơn 150 nữ vận động viên đạt Huy chương Vàng tại SEA Games lần thứ 31 vừa được tổ chức rất thành công tại Việt Nam.

Đoàn nữ vận động viên tiêu biểu  Sea Games 31 dâng hương, báo công tại đền Hai Bà Trưng - ảnh 2
Các đại biểu làm lễ dâng hương
 
Đoàn nữ vận động viên tiêu biểu  Sea Games 31 dâng hương, báo công tại đền Hai Bà Trưng - ảnh 3
Lễ dâng hương, báo công hôm nay có 58 nữ vận động viên tiêu biểu trong tổng số hơn 150 nữ vận động viên đạt huy chương vàng tại Sea game lần thứ 31 vừa qua

Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà, người dân Việt Nam đã thương kính, lập Đền thờ Hai Bà Trưng cũng như đền thờ các tướng lĩnh của Hai Bà ở nhiều nơi trong cả nước. Trong hệ thống các di tích thờ Hai Bà Trưng, thì ngôi Đền tại nơi đây có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là quê hương của Hai Bà, nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cở khởi nghĩa và dành thắng lợi.

Đền Hai Bà Trưng là một di tích trọng điểm, mang đậm giá trị về lịch sử, giá trị về văn hóa, tâm linh. Ở đằng sau lớp áo trầm mặc của thời gian, là những câu chuyện truyền cảm hứng về tinh thần quật khởi, về xây dựng quê hương, đất nước đậm chất nhân văn, về xây dựng ý chí tự chủ, tự lực, tự cường; là những câu chuyện về tình mẹ bao la biển cả, tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt...tất cả gói ghém lại trong không gian của mảnh đất cố đô xưa.

Cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Hai Bà Trưng mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung và của lớp lớp người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Đoàn nữ vận động viên tiêu biểu  Sea Games 31 dâng hương, báo công tại đền Hai Bà Trưng - ảnh 4
Các nữ vận động viên tiêu biểu dâng hương tại Đền Hai Bà Trưng

Noi gương Hai Bà Trưng biết bao thế hệ người Việt đã chiến đấu và hy sinh dung cảm, để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và sau Hai Bà Trưng dân tộc ta thời nào cũng có những người phụ nữ anh hùng.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương, của thành phố Hà Nội, di tích Đền Hai Bà Trưng đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang; thu hút đông đảo du khách thập phương đến làm lễ, dâng hương, tham quan, chiếm bái, nghiên cứu, giao lưu, học tập.

Đoàn nữ vận động viên tiêu biểu  Sea Games 31 dâng hương, báo công tại đền Hai Bà Trưng - ảnh 5
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Năm 2013, Đền Hai Bà Trưng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt; năm 2018, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Lễ hội Đền Hai Bà Trưng là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngày 04/01/2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 07 về việc công nhận điểm du lịch khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.