Doanh nghiệp do nữ làm chủ cần chủ động hơn nữa để tiếp cận các gói hỗ trợ

TIỂU LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 14/11, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Kiên cường vượt sóng: Kết quả điều tra các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ dưới tác động của đại dịch Covid-19”.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án Tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp trong việc giám sát và thực hiện tái cơ cấu kinh tế - thuộc Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam - Aus4Reform.

Doanh nghiệp do nữ làm chủ cần chủ động hơn nữa để tiếp cận các gói hỗ trợ - ảnh 1
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (ảnh Tiểu Linh)

Phát biểu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký VCCI cho biết: Từ năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp do nữ làm chủ nói riêng. Theo đó, đã khiến cho 87% doanh nghiệp do nữ làm chủ bị ảnh hưởng tiêu cực và hết sức tiêu cực từ dịch bệnh, cùng với đó, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng cho biết, dịch bệnh đã khiến doanh nghiệp do nữ làm chủ có doanh thu sụt giảm và kinh doanh thua lỗ tăng mạnh so với các năm trước.

Năm 2019, có 61,1% doanh nghiệp do nữ làm chủ kinh doanh có lãi và 27,1% doanh nghiệp bị thua lỗ; nhưng sang đến năm 2020, tỷ lệ này giảm hẳn, chỉ còn 53,2% doanh nghiệp do nữ làm chủ kinh doanh có lãi và 32,1% doanh nghiệp bị thua lỗ. Bước sang năm 2021, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ kinh doanh có lãi chỉ còn 42,7% và tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ tăng lên mức 39,2%.

Điều đó cho thấy, doanh nghiệp nữ chịu tác động không nhỏ từ dịch Covid-19. Theo ông Đậu Anh Tuấn, đóng góp của doanh nghiệp do nữ làm chủ vào tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua vẫn rất tích cực. Danh sách doanh nhân tiêu biểu Việt Nam trong năm 2022 vừa được VCCI công bố cho thấy, có tới 15 trên tổng số 60 doanh nhân được tuyên dương là nữ, chiếm tỷ lệ 22%, cao nhất từ trước đến nay. Cũng theo một nghiên cứu do VCCI tiến hành, số doanh nhân do nữ làm chủ tại Việt Nam hiện nay chiếm 22% tổng số doanh nghiệp.

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong những doanh nghiệp lớn, theo ông Đậu Anh Tuấn, những nữ doanh nhân Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như hộ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, kết quả điều tra các doanh nghiệp do nữ làm chủ dưới tác động của dịch Covid-19 cho thấy, doanh nghiệp do nữ làm chủ có gặp khó khăn hơn so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ, nhưng tỷ lệ sa thải người lao động của doanh nghiệp do nữ làm chủ thấp hơn tại các doanh nghiệp do nam giới làm chủ.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, năm 2021, hầu hết (93,9%) các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trả lời bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19, kết quả này tương đương với tỷ lệ của doanh nhân nam là 93,7%. Trong khi đó, chỉ có 4,9% doanh nhân nữ không bị ảnh hưởng và 1,2% doanh nhân nữ cho rằng Covid-19 tạo ra tác động tích cực. Trong đó, những khó khăn chính mà doanh nhân nữ phải đối mặt do tác động của dịch Covid-19 là tiếp cận dòng tiền, tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng và nhân sự...

Doanh nghiệp do nữ làm chủ cần chủ động hơn nữa để tiếp cận các gói hỗ trợ - ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam phát biểu tại hội nghị (ảnh Tiểu Linh)

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cho rằng: Những năm gần đây doanh nhân nữ có sự gia tăng về số lượng, chất lượng và cả quy mô. Tuy vậy, khó khăn của doanh nghiệp do nữ làm chủ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, để tạo cơ hội cho doanh nghiệp vượt qua thách thức, Chính phủ và các bộ, ngành đã có rất nhiều gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được, vì thế, để vượt qua khó khăn, doanh nghiệp do nữ làm chủ cần chủ động hơn nữa để tiếp cận các gói hỗ trợ, cùng với đó, các hiệp hội doanh nghiệp trên toàn quốc, cần chủ động hơn nữa trong tiếp cận thông tin, thiết kế các chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hội viên thông qua những hoạt động cụ thể, trong đó có doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Doanh nghiệp do nữ làm chủ cần chủ động hơn nữa để tiếp cận các gói hỗ trợ - ảnh 3
Quang cảnh hội nghị

 

Bên cạnh những giải pháp trên, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Tổng giám đốc Công ty Nhật Hải cho rằng, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nhưng lạm phát trên toàn cầu và suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Theo đó, để vượt qua được giai đoạn "sóng gió" này, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của cơ quan chức năng, bản thân doanh nghiệp cũng cần cơ cấu lại chi phí, sản phẩm để tập trung vào những sản phẩm mũi nhọn, nhằm gia tăng lợi nhuận, vượt qua khó khăn.

Bà Đinh Hoàng Giang, Tổng giám đốc Công ty CP Vật liệu xây dựng Secoin cho rằng: Covid-19 đã tác động ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, trong đó cả doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhất là thời điểm thực hiện giãn cách. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khó khăn, chúng tôi vẫn cố gắng tìm ra những giải pháp riêng cho mình, để kiên cường vượt sóng Covid-19.

Doanh nghiệp do nữ làm chủ cần chủ động hơn nữa để tiếp cận các gói hỗ trợ - ảnh 4
Quang cảnh hội nghị (ảnh Tiểu Linh)

Năm 2022, dịch Covid-19 được kiểm soát, sản xuất của doanh nghiệp gần như trở lại bình thường, nhưng doanh nghiệp lại gặp khó khăn là lạm phát trên toàn thế giới và khủng hoảng năng lượng, điều này đã tác động đến giá logistics. Trước đây, một contener xuất đi Mỹ có giá chỉ 5.000-6.000 USD, nhưng khi lạm phát và giá xăng dầu tăng thì 1 contener đi Mỹ có giá lên tới 15.000 USD, nhưng cũng không có contener rỗng để chở đi, khiến giá thành sản phẩm tăng lên đột biến và nhu cầu khách hàng giảm thảm hại.

Với thị trường Nhật Bản, giá vận chuyển không tăng quá nhiều, trước đây 200 USD một contener, còn bây giờ 500 USD. Nhưng chúng tôi lại đối mặt với sự mất giá của đồng Yên. Và số lượng đặt hàng từ thị trường Nhật Bản cũng giảm nghiêm trọng trong trong năm 2022, do ảnh hưởng lạm phát và đồng yên mất giá 30%.

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong ngành thương mại, dịch vụ có tỷ lệ bị giảm doanh thu cao nhất với 68,8%; tiếp theo đó là ngành công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

(PNTĐ) -Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Những nhiệm vụ tuyên truyền trọng tâm trong tháng 5 của các cơ quan báo chí Hà Nội

Những nhiệm vụ tuyên truyền trọng tâm trong tháng 5 của các cơ quan báo chí Hà Nội

(PNTĐ) - Chiều 6/5 Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 5/2025. Đồng chí Nguyễn Huy Cường – Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội dự và chỉ đạo Hội nghị.