Đón nhận Bằng công nhận Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 8/10, chính quyền, nhân dân xã Dương Xá, huyện Gia Lâm tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" cho làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành thành phố, huyện Gia Lâm và đông đảo cán bộ, nhân dân.

Đón nhận Bằng công nhận Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang - ảnh 1
Quang cảnh buổi lễ

 Phó Chủ tịch UBND xã Dương Xá Nguyễn Quang Vinh cho biết: Thôn Thuận Quang có truyền thống trồng và bán hành, tỏi từ xa xưa. Những năm 1980 do nhu cầu sử dụng hành, tỏi của khu vực phía Nam rất lớn, nhiều hộ dân Thuận Quang đã thu mua hành tỏi của các tỉnh miền Bắc về sơ chế và bán cho thương lái đóng chuyến vào miền Nam.

Đón nhận Bằng công nhận Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang - ảnh 2
Phó Chủ tịch UBND xã Dương Xá Nguyễn Quang Vinh phát biểu 

 Hiện thôn có 195 hộ gia đình làm nghề sản xuất và kinh doanh hành tỏi, chiếm 33,442% số hộ, với 412 lao động thường xuyên, chiếm 50,06% số người trong độ tuổi lao động; giá trị sản xuất đạt 132,54 tỷ đồng, chiếm 57,11% tổng giá trị sản xuất của thôn; thu nhập bình quân chung của thôn đạt 78,84 triệu đồng/người/năm.

Đến nay, các hộ sản xuất kinh doanh trong thôn đang từng bước áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao vào phục vụ sản xuất, tăng giá trị nông sản và mở rộng giao dịch trên mạng Internet; chuyển đổi số trong quản lý, giám sát và đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; áp dụng thương mại điện tử đối với sản phẩm OCOP, toàn thôn hiện có 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là “hành phi”, “khoai tây chiên”, “hành sấy”, “tỏi sấy”. 

Đón nhận Bằng công nhận Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang - ảnh 3
Các đại biểu tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề

 Các hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện quyết liệt, 100% số hộ làm nghề ký hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường đô thị Gia Lâm để thu gom, vận chuyển rác thải trong ngày; 98% số hộ trang bị hệ thống hút khói; 100% số hộ có hố ga lắng cặn trước khi xả nước thải; 100% các hộ sử dụng nước sạch khi chế biến; 100% các hộ gia đình đã ký cam kết và có biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đón nhận Bằng công nhận Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang - ảnh 4
Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề 

 Thôn Thuận Quang cũng đã thành lập Đội tự quản về vệ sinh môi trường, nên công tác vệ sinh môi trường của thôn cơ bản được bảo đảm, được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường làng nghề tại Quyết định số 7950/QĐ-UBND ngày 6/12/2022.

Nghề phụ phát triển, thu nhập của các hộ dân ổn định, hiện thôn Thuận Quang không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo. 100% số hộ gia đình trong thôn có sử dụng điện thoại thông minh, hơn 470 hộ lắp mạng internet và hơn 400 hộ lắp camera giám sát tại gia đình.

Đón nhận Bằng công nhận Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang - ảnh 5
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng trao Quyết định công nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội 

 Với những thành tựu đã đạt được, ngày 11/8/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 4038/QĐ-UBND, công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" cho Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang.

Đón nhận Bằng công nhận Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang - ảnh 6
Các đại biểu chúc mừng thôn Thuận Quang và xã Dương Xá

 UBND huyện Gia Lâm cũng ra Quyết định số 3906/QĐ-UBND, ngày 26/9/2023, công nhận Ban vận động thành lập Hội làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, gồm 11 thành viên. Hội làng nghề có trách nhiệm vận động công dân, tổ chức làm nghề tham gia hội, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đón nhận Bằng công nhận Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang - ảnh 7
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng phát biểu 

 Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng chúc mừng thành tựu nhân dân thôn Thuận Quang, xã Dương Xá đạt được, và bày tỏ mong muốn làng nghề Thuận Quang, xã Dương Xá tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề, phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với công tác quản lý môi trường và phát triển du lịch; tái cấu trúc làng nghề để thích nghi với hội nhập kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển liên doanh, liên kết giữa các cơ sở làng nghề; bảo đảm sự tăng trưởng ổn định, lâu dài, góp phần xây dựng quê hương ngày càng khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp.

 

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.