Gần 8.000 lượt ý kiến ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin, tính đến ngày 13/3, đã có 7979 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên website lấy ý kiến nhân dân (https://luatdatdai.monre.gov.vn).

Gần 8.000 lượt ý kiến ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)  - ảnh 1
Bộ TN & MT phối hợp với VCCI tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nội dung góp ý nhiều nhất tập trung vào các chương: Chế độ sử dụng các loại đất; Chương quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất; Chương thu hồi đất, trưng dụng đất; Chương bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Chương đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Có 62 ý kiến của tổ chức, công dân qua Văn thư Bộ TN&MT và trên hệ thống hồ sơ công việc của Bộ.

Trước đó, Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 120/QĐ - BTNMT ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 170/NQ-CP. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai sửa đổi trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân trước ngày 27/3/2023; trình Chính phủ báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến góp ý trước ngày 1/4/2023; báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 5/4/2023.

Trên cơ sở đó, Bộ TN&MT sẽ tham mưu cho Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi), báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ V, trước ngày 25/4/2023.

Trong sáng 13/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã chủ trì cuộc họp Tổ biên tập dự án Luật Đất đai (sửa đổi) về việc hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Báo cáo về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật đất đai (sửa đổi) cho biết, tổng hợp ý kiến góp ý tại hội nghị, hội thảo lấy ý kiến với Hội Nông dân Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam, 5 tỉnh Tây Nguyên và 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận cho thấy, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã góp ý cụ thể vào từng chương, mục, điều khoản của dự thảo Luật; những kiến nghị sửa đổi các điều, khoản cụ thể của Dự thảo Luật.  

Các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề về: Quy định chung; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Cơ chế, chính sách tài chính đất đai, giá đất; Đất nông, lâm trường; đất cho đồng bào dân tộc thiểu số…  

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.