Hà Nội phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ 1/7

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 10/7, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ 1/7 - ảnh 1

Theo đó, giá bán lẻ nước sinh hoạt từ ngày 1/7/2023 đến ngày 31/12/2023 như sau: Đối với hộ dân cư, hộ dân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận là 5.973 đồng/m3; hộ dân cư khác là 7.500 đồng/m3;

Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; phục vụ mục đích công cộng là 12.000 đồng/m3; hoạt động sản xuất vật chất là 15.000 đồng/m3; Kinh doanh dịch vụ là 27.000 đồng/m3.

Từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2024, giá nước được điều chỉnh như sau: Đối với hộ dân cư, hộ dân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận là 5.973 đồng/m3; hộ dân cư khác là 8.500 đồng/m3;

Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; phục vụ mục đích công cộng là 13.500 đồng/m3; hoạt động sản xuất vật chất là 16.000 đồng/m3; kinh doanh dịch vụ là 29.000 đồng/m3.

Giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các thông tin, số liệu về kết quả tính toán trong phương án giá theo quy định. Đồng thời, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng có văn bản hướng dẫn về đối tượng sử dụng nước đảm bảo đúng quy định.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.