Hội LHPN Việt Nam: Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Yêu thương và chia sẻ“

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 26/6, tại Bình Dương, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình "Mẹ đỡ đầu - Yêu thương và sẻ chia" nhằm tiếp tục lan tỏa thông điệp của Chương trình "Mẹ đỡ đầu", vận động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tôn vinh và tri ân các điển hình tập thể, cá nhân thực hiện Chương trình.

Chương trình  như một món quà nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) gửi đến các gia đình, các mẹ, các con, nhất là những trẻ em đã mất đi người thân, cha mẹ bởi dịch bệnh Covid-19.

Tham dự chương trình các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ;  Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước; Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam;  Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam...Cùng đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan; Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các sở/ban/ngành trong tỉnh; Đại diện lãnh đạo các cấp Hội LHPN tỉnh Bình Dương; Đại diện Lãnh đạo Hội LHPN 22 tỉnh/thành lân cận; các tập thể, cá nhân nhận làm Mẹ đỡ đầu...

Hội LHPN Việt Nam: Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Yêu thương và chia sẻ“ - ảnh 1
Đồng chí Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại chương trình tối ngày 26/6 Ảnh ( P.V)

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh: Sau hơn 8 tháng phát động chương trình "Mẹ đỡ đầu", các cấp Hội đã cam kết nhận đỡ đầu cho 10.774 con mồ côi, trong đó có gần 2.000 trẻ mồ côi do Covid-19 (có nhu cầu). Riêng trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam năm 2022, Hội LHPN các tỉnh/thành và các đơn vị đăng ký nhận đỡ đầu 5.330 trẻ mồ côi. Với chương trình này, các con sẽ không chỉ có thêm một người Mẹ, mà sẽ có thêm nhiều những người ông, người bà, người cha, người mẹ, người chị, có thêm một mái ấm gia đình với những tình cảm, sự quan tâm, chăm lo cho các con về vật chất và tinh thần. Chương trình thực sự là cầu nối yêu thương - đưa những tấm lòng nhân ái đến gần và đồng hành cùng trẻ mồ côi, hướng tới tương lai tốt đẹp cho các con…

Hướng tới Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2022 với chủ đề "Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc", thay mặt Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục nối rộng vòng tay nhân ái, đồng hành cùng Chương trình để trẻ em khó khăn, mồ côi được phát triển toàn diện ngay tại gia đình và cộng đồng như bao trẻ nhỏ khác. "Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp: Không để trẻ mồ côi nào bị bỏ lại phía sau. Hãy hành động vì một tương lai hạnh phúc, tươi sáng của các em", đồng chí  Hà Thị Nga chia sẻ. 

Hội LHPN Việt Nam: Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Yêu thương và chia sẻ“ - ảnh 2

Chương trình “Mẹ đỡ đầu - yêu thương và sẻ chia” được phát sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bình Dương và tiếp sóng trên Đài PTTH nhiều tỉnh/thành trong cả nước Ảnh: P.V

Chương trình là diễn đàn để các cặp Mẹ - Con được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ; đồng thời, đây cũng là dịp để tôn vinh và tri ân các tập thể, cá nhân đồng hành; các nhà hảo tâm, các tổ chức/doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ Chương trình “Mẹ đỡ đầu” với mục đích truyền cảm hứng, tiếp tục lan tỏa, kết nối, vận động cán bộ, hội viên; các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng Chương trình. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.