Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu

TÚ AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng nay, ngày 11/7, Toà án nhân dân (TAND) TP Hà Nội đưa vụ án Chuyến bay giải cứu ra xét xử sơ thẩm. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 1 tháng, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật.

Hội đồng xét xử phiên sơ thẩm gồm 5 người, trong đó có 2 Thẩm phán, 3 Hội thẩm nhân dân. Chủ tọa phiên toà là Thẩm phán Vũ Quang Huy.

Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 1
Các Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên toà

5 Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên toà. Phiên tòa cũng có 105 luật sư bào chữa cho 54 bị cáo.

Đưa vụ án ra xét xử, HĐXX TAND TP. Hà Nội đã triệu tập hơn 30 người làm chứng, 16 công ty và hơn 40 cá nhân có liên quan.

54 bị cáo bị đưa ra xét xử

Trong vụ án này, 54 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

54 bị cáo trong vụ án bị Viện KSND Tối cao truy tố về các tội: “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 2
105 luật sư bào chữa có 54 bị cáo tại toà

Trong 21 bị cáo bị xét xử về hành vi "Nhận hối lộ" có 18 bị cáo (như cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân...) bị viện kiểm sát truy tố theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

4 bị cáo Trần Việt Thái - cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia; Nguyễn Lê Ngọc Anh - cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Nguyễn Hoàng Linh - cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Đặng Minh Phương - cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

23 bị cáo bị xét xử về tội “Đưa hối lộ" trong đó có Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky; Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky; Hoàng Diệu Mơ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại Du lịch Dịch vụ Hàng không An Bình...

4 bị cáo: Nguyễn Anh Tuấn - cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội; Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam; Bùi Huy Hoàng - cựu chuyên viên Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế; Phạm Thị Kim Ngân - cán bộ Phòng Trị sự Tạp chí Thanh tra Chính phủ bị truy tố về hành vi “Môi giới hối lộ”.

Bị cáo Hoàng Văn Hưng - cựu cán bộ công an bị truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bị cáo Trần Minh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Thái Hòa bị truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và “Đưa hối lộ".

Số tiền hối lộ lên đến hàng tỷ đồng

Theo cáo trạng truy tố, tháng 01/2020, dịch Covid -19 bùng phát ở Trung Quốc và diễn biến phức tạp. Khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tô chức các chuyên bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài vê nước để phòng chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số Bộ, ngành và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly. Lợi dụng chủ trương trên, một số cá nhân thuộc các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ cấp phép chuyến bay, cách ly ở địa phương và một số cá nhân đại diện doanh nghiệp, cùng một số đối tượng khác đã thực hiện hành vi phạm tội.

Cụ thể, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, cơ quan chức năng đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.

Cáo trạng xác định, 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10,4 tỷ đồng. 23 bị cáo là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226,7 tỷ đồng; 4 bị cáo môi giới hối lộ số tiền hơn 74,4 tỷ đồng và 2 bị cáo lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 24 tỷ đồng.

Trong số các bị cáo nhận hối lộ, bị can Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), đã nhận hối lộ 37 lần, tổng số 21,5 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022. Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã nhận hối lộ 253 lần, tổng số hơn 42,6 tỷ đồng.

Bị cáo Vũ Anh Tuấn (cựu Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022, đã nhân hối lộ 49 lần, tổng số hơn 27,3 tỷ đồng. Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao), đã nhận hối lộ 32 lần, tổng số hơn 25 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022.

Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 3
Các bị cáo tại Toà

Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng

Cáo trạng truy tố, bị cáo Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được phân công phụ trách, chỉ đạo Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao. Cục Lãnh sự là đầu mối tiếp nhận hồ sơ từ các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong thời gian dịch Covid-19, ký văn bản xin ý kiến 4 Bộ (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải) và ký đề xuất gửi Lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch đưa công dân về nước.

Biết được vai trò của ông Tô Anh Dũng, từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2022, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề nhờ ông Dũng giải quyết cấp phép chuyến bay và được ông Dũng đồng ý. Trong quá trình thực hiện, ông Dũng 37 lần nhận tiền của các doanh nghiệp. Tổng cộng ông Dũng bị quy kết nhận hối lộ 21,5 tỷ của các doanh nghiệp.

Cấp dưới của ông Tô Anh Dũng là cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan được giao quản lý, phụ trách chung toàn bộ công việc của Cục Lãnh sự, xét duyệt danh sách các doanh nghiệp thực hiện chuyến bay; trực tiếp báo cáo Tô Anh Dũng - Thứ trưởng duyệt, ký công văn gửi Tổ 4 Bộ/5 Bộ về việc đề xuất cho các doanh nghiệp tham gia tổ chức thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước.

Từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2022, bị cáo Lan đã tạo điều kiện “giúp đỡ” 8 cá nhân đại diện các doanh nghiệp trong việc cấp phép chuyến bay. Trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, Nguyễn Thị Hương Lan đã 32 lần nhận tiền từ các doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án, Viện kiểm sát còn xác định m ột nhóm bị cáo “móc ngoặc” để chạy án cho doanh nghiệp. Theo đó, cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội đã nhận khoảng 61,6 tỷ đồng để chạy án cho bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc công ty Bầu Trời Xanh.

Ngoài ra, cơ quan an ninh điều tra cũng xác minh các cá nhân là giám đốc, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho các bị cáo mượn pháp nhân để nộp hồ sơ xin cấp phép chuyến bay đưa công dân về nước đã không tham gia vào quá trình tổ chức các chuyến bay, không bàn bạc và tham gia đưa nhận hối lộ trong quá trình xin cấp phép chuyến bay nên không có căn cứ xử lý hình sự.

Một số hình ảnh trong ngày xét xử đầu tiên: 

Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 4
Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 5
Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 6
Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 7
Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 8
Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 9
Hôm nay, xét xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu - ảnh 10

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

 Đảng bộ Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm

Đảng bộ Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm

(PNTĐ) - Khẳng định, với vai trò Thủ đô, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu thực hiện, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội mong muốn toàn Đảng bộ thống nhất về nhận thức, quyết liệt trong hành động, triển khai thực hiện hiệu quả quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tất cả vì mục tiêu cao cả là góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Tất cả vì mục tiêu cao cả là góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

(PNTĐ) - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì chủ động, tích cực tham gia, đồng hành, ủng hộ cùng thành phố thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chủ trương lớn của Trung ương và Thành ủy. Tất cả vì mục tiêu cao cả là góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tập trung tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả  ​

Tập trung tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả ​

(PNTĐ) - Năm 2024, mặc dù Hà Nội cùng cả nước phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường, có lúc ngoài dự báo đã gây tổn thất lớn về người và tài sản do cơn bão số 3, song Thành ủy và các cấp ủy Đảng đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, đạt kết quả khá toàn diện.
Rút ngắn thời gian xử lý đơn rút vốn ​giải ngân ​đầu tư công​ nguồn vốn nước ngoài xuống còn một ngày

Rút ngắn thời gian xử lý đơn rút vốn ​giải ngân ​đầu tư công​ nguồn vốn nước ngoài xuống còn một ngày

(PNTĐ) - Rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn rút vốn (trong vòng 1 ngày làm việc đối với rút vốn trực tiếp và tạm ứng); Trực tiếp làm việc với các ban quản lý dự án, các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân… là một số giải pháp do Bộ Tài chính đề xuất để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024.