Hơn 1 triệu thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

BÀI VÀ ẢNH: THU HÀ- HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 29/6, các thí sinh bước vào môn thi cuối cùng: Ngoại ngữ, kết thúc 2 ngày thi tốt nghiệp THPT toàn quốc năm 2023.

Môn Ngoại ngữ: Thí sinh đánh giá đề thi dễ đạt điểm cao

Theo quy định, với bài thi ngoại ngữ, thí sinh được chọn dự thi một trong 7 ngôn ngữ gồm: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Thí sinh được đăng ký thi môn ngoại ngữ khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông.

Thí sinh sẽ làm bài thi ngoại ngữ có thời gian làm bài là 60 phút, với hình thức thi trắc nghiệm.

Tại điểm thi trường THCS Ngô Quyền, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, từ 3h chiều, các phụ huynh đã có mặt rất đông trước cổng trường đợi con kết thúc môn thi cuối cùng.

Hơn 1 triệu thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 - ảnh 1
Thí sinh ra khỏi điểm thi sau khi hoàn thành xong bài thi Ngoại ngữ chiều 29/6.

Đánh giá về đề thi Ngoại ngữ, em Vũ Minh Thành, học sinh trường THPT Thăng Long cho biết, đề thi vừa sức, không quá khó đối với học sinh. “Em làm thi trong khoảng tầm nửa tiếng, thời gian còn lại để rà soát lại đáp án. Em thấy với đề thi này, nhiều bạn sẽ được điểm cao” – Thành cho biết. Thành đánh giá em sẽ được 9 điểm với môn Ngoại ngữ.

Em Hoàng Mạnh Thắng, học sinh trường THPT Thăng Long cũng cho biết, với đề thi Ngoại ngữ năm nay, em chỉ làm trong 20-25 phút rồi xem lại kết quả và “em nghĩ mình sẽ được 9 điểm trở lên”.

Ông Phan Văn Được, 84 tuổi đưa cháu đến điểm thi khẳng định, cháu ông - học sinh Phan Văn Thịnh học khá tốt và đều các môn nên gia đình không quá lo lắng. Mặt khác, trong các môn thi, Thịnh cũng luôn tự tin và đánh giá là làm bài tốt.

 “Trong bài thi Ngoại ngữ, cháu tôi chắc chắn cũng sẽ hoàn thành tốt phần thi của mình” – ông Được nói. Kết thúc hai ngày thi căng thẳng, gia đình ông Được đã chuẩn bị chu đáo để con trai được nghỉ ngơi, bù lại thời gian dốc sức cho kỳ thi.

Môn thi tổ hợp: Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, có sự phân hóa phù hợp

Sáng nay, các thí sinh đã hoàn thiện bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (gồm các môn thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học) và bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (gồm các môn thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

Hơn 1 triệu thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 - ảnh 2
Kỳ thi tốt nghiệp THPT  năm 2023 đã kết thúc sau hai ngày thi căng thẳng của thí sinh.

Nhiều thí sinh cũng đánh giá, các bài thi đều ở mức bình thường, các bạn giỏi chắc chắn sẽ làm được, vừa tầm với các bạn trung bình khá. Đa số các môn thi đều bao gồm kiến thức cơ bản, nằm trong chương trình học và đều có sự phân hoá học sinh.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong môn thi tổ hợp, số thí sinh đăng ký dự thi môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là 330.741; số thí sinh đến dự thi môn KHTN: 329.815; tỷ lệ: 99.72%

Số thí sinh đăng ký dự thi môn Khoa học xã hội (KHXH) là 686.862; số thí sinh đến dự thi môn KHXH: 684.252; tỷ lệ: 99,62%

Có 24 thí sinh vi phạm trong buổi thi sáng nay.

Thông tin từ các Hội đồng thi cho thấy, các buổi thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế.

Đánh giá ban đầu của thí sinh, giáo viên và dư luận xã hội, đề thi bài thi Khoa học tự nhiên và bài thi Khoa học xã hội nằm trong chương trình THPT, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, vừa sức thí sinh, có sự phân hóa phù hợp.

Các Hội đồng thi đã thực hiện tốt các phương án dự phòng nên đã xử lý kịp thời các tình huống bất thường, bảo đảm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc.

Tại Hội đồng thi Bắc Ninh ghi nhận thí sinh sử dụng điện thoại di động (để ở tủ đựng đồ), giám thị đã lập Biên bản và xử lý theo quy định.

Tại Hội đồng thi Hà Nội (Điểm thi Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) ghi nhận thí sinh làm bài thi muộn hơn so với thời gian thi do Trưởng Điểm thi đánh trống sớm 05 phút nên Điểm thi này đã bù giờ cho thí sinh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.