Không để công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước là việc khó

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các DN ngoài khu vực Nhà nước là việc khó thì chúng ta phải bố trí cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu công việc. Về phía Thành phố (TP) sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ lực lượng cộng tác viên của các địa phương tham gia công tác này”- Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh tại Hội nghị khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động của 5 Đảng ủy khối doanh nghiệp (DN) trực thuộc các quận, huyện sáng 14/6.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/2/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DN ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2020-2025”, các quận, huyện đã nghiêm túc tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện tới cán bộ, đảng viên. Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đã bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và đặc điểm tình hình của địa phương.

Không để công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước là việc khó - ảnh 1

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị.

Điển hình, tại quận Bắc Từ Liêm, trong 6 tháng đầu năm 2022, quận đã khảo sát 5 DN và trường học tư thục trên địa bàn. Sau rà soát, có 3 DN đủ điều kiện thành lập tổ chức Đảng. Quận đã hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức Đảng trong DN ngoài khu vực Nhà nước đối với 2 DN (đạt 66,7% chỉ tiêu giao). Quận phát triển được 15 đảng viên mới trong các DN ngoài khu vực Nhà nước (đạt tỷ lệ 60%). Dự kiến, trong quý II/2022, sẽ thành lập mới thêm 1 tổ chức Đảng đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Thành ủy giao.

Tại huyện Hoài Đức, hiện có 51 tổ chức Đảng trong DN ngoài khu vực Nhà nước với 443 đảng viên. Số lượng DN ngoài khu vực Nhà nước không ngừng tăng về số lượng. Từ năm 2018 đến nay, Đảng ủy khối DN của huyện đã thành lập được 6 tổ chức Đảng và cử 96 quần chúng ưu tú tham gia lớp đối tượng nhận thức về đảng, xét đề nghị kết nạp đảng viên mới đối với 39 quần chúng ưu tú.

Quận Tây Hồ, trong 7 năm qua, đã vận động thành lập được 22 tổ chức Đảng. Trong đó, có 10 chi bộ Công ty CP, 3 chi bộ Công ty TNHH, 2 chi bộ Hợp tác xã, 2 chi bộ trường học, 2 chi bộ trung tâm, viện nghiên cứu, 1 chi bộ bệnh viện và 2 hiệp hội. Đồng thời, tiếp nhận 6 chi bộ do các Đảng ủy khối DN, công nghiệp của TP bàn giao.

Đối với quận Nam Từ Liêm, từ khi thành lập Đảng bộ khối DN của quận vào năm 2015 đến nay đã thành lập được 22 tổ chức đảng ở DN ngoài khu vực Nhà nước và tiếp nhận 20 tổ chức về Đảng bộ đưa tổng số chi bộ trực thuộc Đảng bộ lên 54 chi bộ. Đồng thời, đã kết nạp được 171 đảng viên mới. Ngoài ra, từ năm 2017 đến nay, Đảng ủy đã ra quyết định giải thể 4 chi bộ do không đủ đảng viên và chuyển đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các DN ngoài khu vực Nhà nước là công việc rất khó nên đòi hỏi sự kiên trì, thường xuyên, liên tục của các địa phương.

Phó Bí thư Thành ủy đề nghị các địa phương cần tiếp tục vượt qua khó khăn để triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU một cách hiệu quả. Phát huy các kinh nghiệm, thành công để triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU linh hoạt, sáng tạo. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho các DN ngoài khu vực Nhà nước có thành lập tổ chức đảng.

Đối với các cơ quan báo chí của TP, Phó Bí thư Thành ủy đề nghị cần có nhiều tin, bài thường xuyên, liên tục về công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các DN ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội. Đồng thời, các địa phương có thể thiết kế “sổ tay Đảng viên”, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên. Các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các tổ chức đoàn và công đoàn trong các DN ngoài khu vực Nhà nước nhằm tạo nguồn cho công tác phát triển đảng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

​  Cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số

​ Cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Chuyển đổi số là hướng đi đúng, mang tính đột phá nhất, hiệu quả nhất, do đó, cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số. Làm sao để chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người. Cùng với việc đưa ra các dịch vụ công trực tuyến, cần hướng dẫn, tuyên truyền để người dân tham gia, thụ hưởng và cảm nhận được các tiện ích, lợi ích của chuyển đổi số.
Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.