Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với mong muốn cung cấp cho các nhà quản lý và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu phát triển kinh tế Hà Nội 70 năm qua, đặc biệt là tìm kiếm các giải pháp để kinh tế Hà Nội ngày càng phát triển bền vững, sáng 25/9, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tọa đàm “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.

Khai mạc Toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị nhấn mạnh: 70 năm qua, Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, thực sự làThủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, lương tri và phẩm giá con người.

Trong nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng khá và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,0%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đạt 61,7% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ); kim ngạch xuất khẩu tăng 8,8%; vốn đầu tư phát triển xã hội tăng 9,55% (cùng kỳ tăng 9,0%). Việc xây dựng NTM đạt nhiều kết quả. Đến nay, Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã (100%) đạt chuẩn NTM; 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 186 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 68 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, do đó, một nền kinh tế năng động không chỉ quan tâm đến tăng trưởng mà còn phải chú trọng phát triển bền vững, hài hòa với môi trường. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các quốc gia trên thế giới, để làm sao đạt được các mục tiêu phát triển mà vẫn bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững - ảnh 1
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị phát biểu khai mạc toạ đàm

Trước những thách thức đó, Luật Thủ đô 2024 (sửa đổi) là một công cụ pháp lý vô cùng quan trọng. Đây là nền tảng để Hà Nội khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, tạo nên những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Luật Thủ đô sửa đổi đã có những giải pháp toàn diện nhằm thúc đẩy kinh tế số, phát triển năng lượng tái tạo, và xây dựng những mô hình kinh tế mới, phù hợp với xu hướng quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh Hà Nội phải đối mặt với những thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, chúng ta cần tập trung vào việc phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đây không chỉ là một xu hướng mà là một yêu cầu cấp bách, mang tính sống còn để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và kinh tế số không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững về môi trường và xã hội.

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn và bền vững, rất cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và thiết thực.  Do đó, với mong muốn cung cấp cho các nhà quản lý và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu phát triển kinh tế Hà Nội 70 năm qua, đặc biệt là tìm kiếm các giải pháp để kinh tế Hà Nội ngày càng phát triển bền vững, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tọa đàm “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”. Đây là tọa đàm vừa có tính thời sự, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao, thông qua tọa đàm, Ban tổ chức mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp quý báu, gợi mở của các chuyên gia, học giả, các nhà quản lý, để giúp Hà Nội ngày càng phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới”, đồng chí Nguyễn Thành Lợi chia sẻ.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã được nghe nhiều ý kiến của các diễn giả đánh giá vệ sự phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội trong 70 năm qua, đồng thời đóng góp các giải pháp xây dựng Hà Nội trong thời gian tới.

TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công Thương) nhận định: Hà Nội hiện có một hệ thống thương mại khá hiện đại, gồm khoảng 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, 455 chợ (cả đầu mối và dân sinh), hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.

Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Hà Nội vào nhóm 10 TP có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, và đứng thứ 15 trong danh sách các điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới. Năm 2023, khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt (20 triệu lượt khách nội địa; 4 triệu lượt khách quốc tế).

Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, năm 2023, xuất nhập khẩu của Hà Nội chiếm tỷ trọng gần 9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, đưa Hà Nội lên vị trí thứ 8 trên 63 tỉnh, thành.

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm của TP Hà Nội. Trên địa bàn Hà Nội có 9 khu công nghiệp hoạt động (tổng diện tích 1.670,6ha), 3 khu công nghiệp đã thành lập, đang triển khai xây dựng hạ tầng (diện tích 663,4ha).

Hà Nội đã thu hút khoảng 4.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD. TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó 313 được công nhận là làng nghề truyền thống.

TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng: Trước hết, phải nói rằng, trong nhiều năm qua, Trung ương đã luôn quan tâm, ưu tiên dành cho Hà Nội nhiều điều kiện thuận lợi. Đơn cử như năm 2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, từ đó giúp tạo tiền đề cho Hà Nội quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 Quốc hội cũng đã ban hành Luật Thủ đô; mới đây Luật Thủ đô tiếp tục được sửa đổi và đã được Quốc hội thông qua. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Thủ đô Hà Nội phát triển.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Hà Nội cũng được Trung ương quan tâm, bố trí đầy đủ với mong muốn Hà Nội sẽ phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh của mình. Đội ngũ trí thức của Hà Nội tập trung nhiều nhất, không chỉ về kinh tế mà còn khoa học cơ bản, công nghệ kỹ thuật…

Với những lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực, cải cách hành chính, Hà Nội cũng là một trong 5 địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong hàng chục năm qua; cũng là 1 trong những nơi đi đầu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện, đội ngũ các DN có thể đáp ứng công nghiệp phụ trợ cho các DN FDI đã tăng vượt trội.

Để Hà Nội có thể khai thác hiệu quả tiềm năng về đổi mới, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn, gắn với thực hành tốt, tạo dựng văn hóa trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tiến tới hình thành xã hội tuần hoàn vật chất, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Để phát triển kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, điều đầu tiên cần có khung chính sách, thể chế cũng như mô hình xanh sạch hơn. Đây là vấn đề quan trọng do cơ chế chính sách chưa có nhiều, mô hình điều kiện chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, quy hoạch về ngành nghề, khu vực cũng như sự phối hợp giữa các doanh nghiệp cũng chưa có nên chưa thể hướng tới mô hình sử dụng ít nhất tài nguyên thiên nhiên cho quá trình sản xuất cũng như tái chế để tăng hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là rất quan trọng. Ngay cả các chuyên gia khi nói về vấn đề này cũng thường đòi hỏi phải có công nghệ mới kéo theo đầu tư lớn, nhưng trên thực tế, chỉ cần làm sao cho quá trình sử dụng năng lượng trong sản xuất tiết kiệm hơn là xanh, sạch hơn rồi.

Không chỉ vậy việc đào tạo nhân lực cho kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng cần được quan tâm hơn. Việc này rất khó khăn nên cần phải tiến hành ngay từ khâu đào tạo ở cấp phổ thông để ý thức xanh, tuần hoàn đi sâu vào tư tưởng của từng người dân.

Việc thay đổi từ cơ chế sản xuất như hiện nay sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là “cuộc cách mạng” rất lớn do cần nguồn lực tài chính tương ứng. Với việc có tới 98% doanh nghiệp là vừa và nhỏ nên tài chính cũng là bài toán khó cho các đơn vị này. Do đó, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ về vốn, chính sách để các doanh nghiệp xanh có thể phát triển được. Có thể kể đến như dán nhãn với sản phẩm xanh, chứng nhận cho doanh nghiệp xanh.

Đồng thời, Nhà nước cũng cần hỗ trợ các ngân hàng cho vay đầu tư xanh, tận dụng các nguồn lực quốc tế đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh để đầu tư cho doanh nghiệp.

Thưa PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, phát triển kinh tế bền vững là xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nếu muốn tồn tại và phát triển. Đã là xu thế thì chúng ta không thể đi ngược lại. Trong phát triển kinh tế bền vững thì có kinh tế xanh là một giải pháp (giao thông xanh, xây dựng xanh, nông nghiệp xanh). Đặc biệt là Thủ đô mà không sử dụng giải pháp này thì không thể phát triển.

Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững - ảnh 2
Các diễn giả chia sẻ ý kiến tại tọa đàm

Trong kinh tế xanh có một phần quan trọng là kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn giờ đã có sự thay đổi, đó là có sự “vòng lại” để tiết kiệm nguyên liệu, tái sản xuất, khi việc tiết kiệm những nguyên liệu không thể tái tạo được có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay.

Kinh tế tuần hoàn là một bộ phận có đóng góp rất lớn trong kinh tế xanh. Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường đã đề cập vấn đề kinh tế tuần hoàn, chủ trương cơ chế chính sách chung cũng đều đã có. Giờ chúng ta thực hiện như thế nào, nhất là thực hiện Luật Thủ đô ra sao mới là trách nhiệm của chúng ta. Cơ chế riêng của Thủ đô cho phát triển kinh tế tuần hoàn phải được nêu ra cụ thể. Cần tạo được môi trường thuận lợi hơn về thuế, về đất, nhất là cơ chế tín dụng rất quan trọng để các doanh nghiệp thuận lợi hơn khi thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Như vậy, trước hết TP Hà Nội cần đưa ra được những cơ chế chính sách rất cụ thể để khuyến khích nhiều người tham gia vào kinh tế tuần hoàn, để tránh bớt rủi ro, bảo đảm được cuộc sống. Tiếp đó, TP Hà Nội tổ chức chỉ đạo thực hiện ra rao cũng rất quan trọng, trong đó giám sát từng công đoạn trong thực hiện kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, tôi kiến nghị lãnh đạo TP Hà Nội trong công tác chỉ đạo nên coi trọng khâu kiểm tra, đôn đốc, giám sát; nếu đang thể hiện có bất cập thì phải điều chỉnh.

Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững - ảnh 3
Tổng Biên tập Nguyễn Thành Lợi tặng hoa cảm ơn các diễn giả tại tọa đàm

Cùng với đó, trong từng giai đoạn cần có đánh giá để điều chỉnh về cơ chế chính sách cho kinh tế tuần hoàn, không chỉ định kỳ mà có thể bất chợt, trong giao ban của TP… có đánh giá để điều chỉnh về mục tiêu trong giai đoạn mới. Trong vòng 80 năm Hà Nội sẽ có phát triển đột phá, đặc biệt phải phát triển bền vững với kinh tế xanh và tất cả các lĩnh vực xanh. Để đạt được điều đó và những mục tiêu đã đặt ra, chúng ta cần thực hiện tốt kinh tế tuần hoàn để tiết kiệm ngân sách Nhà nước, nguyên vật liệu…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đoạt 1 giải Nhất và 1 Khuyến khích cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024

Hà Nội: Đoạt 1 giải Nhất và 1 Khuyến khích cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024

(PNTĐ) - Sáng 12/10, Lễ trao giải Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024 do Hội LHPN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội đã vinh danh 40 Dự án phụ nữ khởi nghiệp tiêu biểu trong cả nước. Hội LHPN Hà Nội đã xuất sắc giành được 2 giải thưởng gồm: 1 giải Nhất và 1 giải Khuyến khích của cuộc thi.
Tự hào, xúc động cùng câu chuyện lịch sử của “Hà Nội- Bản hùng ca phố”

Tự hào, xúc động cùng câu chuyện lịch sử của “Hà Nội- Bản hùng ca phố”

(PNTĐ) - "Hà Nội - Bản hùng ca phố" diễn ra tối 10/10 tại Hoàng Thành Thăng Long với âm nhạc và những câu chuyện, đã giúp người xem nhớ đến những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hoà bình, sáng tạo và phát huy nét văn hoá của Hà Nội phố, để Hà Nội xứng đáng là Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo.
Xây dựng Thủ đô xứng tầm trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Xây dựng Thủ đô xứng tầm trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

(PNTĐ) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", sớm trở thành Thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển đặc sắc, hài hòa, thật sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, văn minh của nhân loại; có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Mốc son mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước

Mốc son mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước

(PNTĐ) - "Chúng ta mãi mãi không bao giờ quên thời khắc lịch sử sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn, mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hơn bốn mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức, hân hoan trong rừng cờ hoa, hừng hực khí thế “Trùng trùng quân đi như sóng/lớp lớp đoàn quân kéo về…/ Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về/ Cả cuộc đời tươi vui từ đây”.