Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 20/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 15/11/2022. Tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 21 ngày. Đây là kỳ họp cuối năm với khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, với yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự - ảnh 1

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo

Thông qua, cho ý kiến nhiều dự án Luật

Ngày 17/10/2022, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì họp báo giới thiệu Chương trình và nội dung kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó,Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa thành công. Hội nghị đã thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng, trong đó có nội dung về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025. Đây cũng là những nội dung sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp lần này.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 07 dự án Luật, 03 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;

Quốc Hội xem xét, cho ý kiến 07 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.

Bên cạnh đó, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2022; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có quyết định kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước; xem xét Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý).

Xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Xem xét các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2022 (trong đó có nội dung về công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam); Xem xét việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”; Xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; Xem xét, quyết định vấn đề quan trọng khác (nếu có).

Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và nghe trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Dự kiến, phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp; các phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; phiên giám sát tối cao của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ngoài ra, Truyền hình Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức truyền hình trực tiếp các phiên Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của các dự án Luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Giải đáp nhiều vấn đề nóng

Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi của báo chí về lý do tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với ông Nguyễn Văn Thể và phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự thay thế, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thể giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Song hiện nay, theo nguyện vọng cá nhân và theo phân công của cấp có thẩm quyền, dự kiến tại Kỳ họp thứ 4, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với ông Nguyễn Văn Thể.

Đối với câu hỏi về tình trạng người dân khó mua được xăng dầu thời gian qua gây bức xúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn thừa nhận đây là vấn đề thuộc điều hành giá bán lẻ xăng dầu của Chính phủ, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Trong đó giá xăng dầu thế giới có biến động với biên độ lớn trong khi chu kỳ điều hành giá xăng dầu chưa phù hợp với giá thế giới. Theo ông Nguyễn Minh Sơn, giải pháp là phải xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ một cách hợp lý hơn vừa đảm bảo lợi ích người dân, doanh nghiệp, thương nhân đầu mối, xuất nhập khẩu, bán lẻ xăng dầu.

Về câu hỏi liên quan đến những “lùm xùm” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn cho biết sự việc trên cũng đã gây xáo trộn khi những ngày đầu tiên nhiều người dân đã kéo nhau đi rút tiền ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Tuy nhiên, đến nay, tình hình đã lắng xuống. Ông Sơn khẳng định: Nhà nước luôn có các giải pháp đảm bảo tiền gửi cho người gửi tiền, vì vậy người dân và doanh nghiệp có thể yên tâm.

Về việc tăng lương cơ sở, thông tin tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho biết, Chính phủ đang trình Quốc hội mức tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, tương đương khoảng 20,8 % và tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm khoảng 12,2 %; Hỗ trợ thêm với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức thưởng thấp, tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội, gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai nhận định, việc thực hiện tăng lương cơ sở là nỗ lực rất lớn của các cơ quan vì liên quan đến nguồn lực quốc gia, nhất là sau 2 năm dịch Covid-19. Sau khi tăng lương cơ sở thì các các quan chức năng sẽ tính toán, để xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương. Vì vậy, người dân nên thông cảm và chia sẻ với Nhà nước.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Công bố các quyết định về công tác cán bộ của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Hà Nội: Công bố các quyết định về công tác cán bộ của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 7/7, Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội. Dự Lễ công bố có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương; Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền…
Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

(PNTĐ) - Những ngày này, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau thời gian chạy thử nghiệm. Theo ghi nhận, các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công tại các xã, phường Hà Nội nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PNTĐ) - Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo tại Đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(PNTĐ) - Chiều ngày 2/7, tại Trụ sở phường Đống Đa, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri 11 phường (Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Bạch Mai), báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.