Mở cửa lại du lịch, chấp nhận xét nghiệm nhanh với khách quốc tế

Chia sẻ

Sau khi Chính phủ công bố chính sách miễn thị thực với công dân 13 nước và Bộ Y tế công bố hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chính thức ban hành phương án mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Phương án mở cửa lại hoạt dộng du lịch của Việt NamPhương án mở cửa lại hoạt dộng du lịch của Việt Nam (Ảnh: TCDL)

Từ ngày 15/3/2022, hoạt động du lịch quốc tế và nội địa được mở cửa lại trong điều kiện bình thường mới thông qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch Covid-19; áp dụng với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound), khách du lịch ra nước ngoài (outbound) và khách du lịch nội địa.

Đối với hoạt động du lịch quốc tế, công dân của 13 nước gồm: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa I-ta-li-a, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na-uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Bê-la-rút sẽ được miễn thị thực theo Nghị quyết số 32/NQ-CP và khôi phục chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam và các chính sách thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài theo quy định của Chính phủ theo công văn số 1606/VPCP-QHQT.

Đối với người nhập cảnh theo đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ với phương pháp PCR hoặc trong vòng 24 giờ với phương pháp xét nghiệm nhanh.

Đối với người nhập cảnh theo đường bộ, đường thủy, đường sắt phải có xét nghiệm như trên, nếu chưa có kết quả xét nghiệm âm tính, phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh) kể từ khi nhập cảnh.

Du khách tham quan danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình trong mùa lúa chínDu khách tham quan danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình trong mùa lúa chín (Ảnh: PV)

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng PC-Covid trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.

Tại cửa khẩu và trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh: thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Khách du lịch có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị Covid-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 10.000 USD.

Đối với hoạt động du lịch nội địa, các địa phương công bố mở cửa lại hoạt động du lịch, đón và phục vụ khách du lịch theo từng cấp độ dịch tại địa bàn gắn với các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh tương ứng.

HẠNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.