Ngày 10/11, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hôm nay, 10/11, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Sau đó sẽ được thảo luận tại tổ vào chiều 10/11, sẽ được thảo luận tại hội trường vào sáng 27/11. Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến qua hai kỳ họp, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2024).

Ngày 10/11, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội  - ảnh 1
Ảnh minh họa

Hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, đến nay đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định không phù hợp với thực tiễn và chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của Hà Nội theo các nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương chuẩn bị nghiên cứu và đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô.

Thực hiện nhiệm vụ đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, từ năm 2021, Hà Nội đã tiến hành việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo; UBND thành phố đã thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ tổng kết thi hành Luật và xây dựng hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Sau khi xây dựng dự thảo Luật, thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến đóng góp của nguyên lãnh đạo thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học, cử tri và nhân dân Thủ đô đối với toàn bộ dự thảo Luật.

Từ đó, Tổ công tác xây dựng Luật đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp quý báu, có giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn; giúp thành phố tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những quy định đặc thù, vượt trội, hiệu lực, hiệu quả, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Qua quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), dự thảo Luật là kết quả của quá trình phối hợp trong một khoảng thời gian dài nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện giữa thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan.

Trong quá trình dự thảo Luật được Quốc hội xem xét, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thành phố tham gia, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc giải trình, thuyết minh về dự án Luật; bám sát các cơ quan thuộc Quốc hội, bộ, ngành trung ương để báo cáo giải trình, làm rõ về dự án Luật.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 gồm có 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương và 32 điều so với Luật Thủ đô hiện hành), đã thể hiện đầy đủ, toàn diện 9 nhóm chính sách mà Chính phủ trình Quốc hội khi lập đề nghị xây dựng Luật.

Trong đó, có nhiều nội dung mang tính đột phá, đặc thù; nhiều nội dung thể hiện sự kế thừa, bổ sung và phát triển hơn so với Luật Thủ đô hiện hành. Dự thảo Luật Thủ đô bổ sung một số chính sách mới để bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô.

 

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Hà Nội có Quỹ hỗ trợ kinh phí sáng tạo

Đề nghị Hà Nội có Quỹ hỗ trợ kinh phí sáng tạo

(PNTĐ) - Góp ý và làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ của Thủ đô, đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) đề nghị bổ sung quy định thành phố có Quỹ hỗ trợ kinh phí sáng tạo, có chế độ lương, thưởng đặc biệt cho chuyên gia các lĩnh vực khoa học công nghệ quan trọng của thành phố, giao các trường đại học trên địa bàn Hà Nội tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, nuôi dưỡng đội ngũ chuyên gia cho Thành phố.
Đưa Thủ đô phát triển lên một tầm cao mới

Đưa Thủ đô phát triển lên một tầm cao mới

(PNTĐ) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đã có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), kể cả thảo luận ở tổ (ngày 10/11) và tại hội trường ngày 27/11. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Bài cuối: Giữ sức mạnh nội sinh từ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc

Bài cuối: Giữ sức mạnh nội sinh từ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc

(PNTĐ) - Đoàn kết là một truyền thống quý báu, là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, 20 năm qua, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố phối hợp với UBND Thành phố tiếp tục xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có nhiều đóng góp quan trọng tạo nên những thành tựu và kết quả nổi bật của Thủ đô.