Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý về sửa Luật Đất đai (sửa đổi):

Nhiều kiến nghị về thu hồi đất đảm bảo quyền lợi cho người dân

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 2/3, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì hội nghị.

Nhiều kiến nghị về thu hồi đất đảm bảo quyền lợi cho người dân - ảnh 1
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga khẳng định, Luật Đất đai là một trong những đạo luật lớn, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, hoạt động và cuộc sống mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai cần có sự tham gia góp ý của nhiều ngành, nhiều cấp, đại biểu của nhân dân.

Với chức năng nhiệm vụ của tổ chức Hội là đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã triển khai cho các cấp Hội tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp phụ nữ về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần 1 từ quý 3/2022, trực tiếp tổ chức hội thảo tham vấn tại một số tỉnh, thành phố, tổng hợp ý kiến góp ý gửi Bộ Tài Nguyên và Môi trường - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật (2 công văn góp ý); gửi các nữ đại biểu Quốc hội đang công tác trong hệ thống Hội tham khảo các ý kiến mà Hội góp ý đối với dự thảo Luật (1 công văn).

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh, nội dung trọng tâm Hội LHPN Việt Nam chủ trì nghiên cứu về trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất, đặc biệt chú trọng đề xuất kiến nghị lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Luật, các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ với vai trò là người sử dụng đất.

Nhiều kiến nghị về thu hồi đất đảm bảo quyền lợi cho người dân - ảnh 2
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết, quản lý đất đai là vấn đề hết sức rộng lớn, quan trọng, bao quát tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao. Chính sách pháp luật về đất đai đặt ra mục tiêu kiến tạo môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, giải phóng nguồn lực phát triển, bảo đảm an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của người dân. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2023 là hết sức cần thiết, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu thực tiễn đề ra.

Theo Thứ trường Nguyễn Thị Phương Hoa, quá trình lấy ý kiến vào dự thảo luật cũng góp phần đánh giá năng lực của cơ quan hành pháp, lập pháp, các tổ chức chính trị trong việc thể chế hóa chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực này. Việc lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng tham gia góp ý nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, để hoàn thiện dự án luật đảm bảo chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả. Phản ánh ý chí, nguyện vọng vì lợi ích của nhân dân và tạo không gian, nguồn lực vì sự phát triển chung của đất nước.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm thảo luận về 9 nhóm vấn đề trọng tâm của dự thảo luật. Chính sách đất đai đối với phụ nữ, trong hồ sơ đã có báo cáo đánh giá cụ thể lồng ghép giới trong dự thảo. Cơ quan soạn thảo kế thừa pháp luật đất đai năm 2013 về quyền sử dụng đất mang tên vợ và chồng, kế thừa và làm rõ hơn các quyền tham gia ý kiến trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng dất, bảng giá đất tại địa phương, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Quyền phản ánh sai phạm trong sử dụng đất đai, quyền được tiếp cận đất đai… đặc biệt tại Khoản 6 điều 24 có quyền bình đẳng giới trong sử dụng đất đai.

Nhiều kiến nghị về thu hồi đất đảm bảo quyền lợi cho người dân - ảnh 3
TS. Nguyễn Văn Pha,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIVNguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu

TS. Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, liên quan đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động quản lý và sử dụng đất, Nghị quyết số 18-NQ/TW có một số nội dung chủ yếu. Ông Pha cho rằng việc tham gia xây dựng, phản biện chính sách pháp luật về đất đai, cho ý kiến đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… không chỉ có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các địa phương mà phải có cả sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.

Điều 84 Dự thảo Luật quy định thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, bên cạnh đại diện UBND, HĐND và một số cơ quan nhà nước hữu quan còn có đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Pha đề nghị nên có quy định cả đại diện của các tổ chức chính trị - xã hội và một số hội nghề nghiệp cùng cấp bởi những người bị thu hồi về cơ bản đều là hội viên của các tổ chức này. Dự thảo Luật quy định “... Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương” là chưa thực sự rõ ràng, mang tính tùy nghi cao.

Nhiều kiến nghị về thu hồi đất đảm bảo quyền lợi cho người dân - ảnh 4
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy tham dự hội thảo 

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa pháp luật kinh tế, Đại học luật Hà Nội cho rằng, bức xúc nhất hiện nay là vấn đề thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế xã hội, phát triển vì lợi ích quốc gia công cộng. Dự thảo luật cần phải làm rõ 4 tiêu chí, mục đích, lợi ích chung cho người dân chứ không phải lợi ích nhóm, dự án phải sử dụng ngân sách công hoặc công tư, nếu không làm rõ thì dễ bị lợi dụng để thu hồi đất phục vụ lợi ích nhóm. Cần làm rõ dự án thu hồi đất phục vụ dự án lấn biển cần làm rõ, về đất đô thị không phải là đất ở cũng phải được làm rõ. Ngoài ra, còn nhiều khái niệm cần rà soát lại “đất tín ngưỡng”, “cơ sở tôn giáo”…

Về quy định thu hồi đất, quy định tái định cư “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, lấy quy định cụ thể như thế nào? Ai đánh giá? Người nông dân hết tuổi lao động thì có hỗ trợ chuyển đổi nghề như thế nào nên được tính đến. Về việc lấy ý kiến của người dân vào phương án về thu hồi tái định, ông Tiến cho rằng quy định này trọng lượng không cao, không hiệu quả mà nên chăng là dân được tham gia ngay từ đầu, chứ không phải là làm xong mới lấy ý kiến. Về công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tính đến người dân ở vùng sâu vùng xa.

Góp ý tại hội thảo, các chuyên gia, luật sư đã thẳng thắn góp ý về các nội dung như, Luật sư Hương Giang (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, giấy chứng nhận có tên vợ chồng, luật đất đai hiện hành đã có quy định, nhưng số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chuyển đổi từ tên người chồng sang 2 vợ chồng vẫn còn hạn chế. Hiện còn 12 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa có đứng tên người vợ.

PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nhà nước và Pháp luật đề nghị phải thắt chặt vấn đề quy hoạch sử dụng đất, phải có giám sát, cần thiết phải lấy ý kiến nhân dân. Về nguyên tắc trong định giá đất phải dựa trên thị trường, khoa học, chặt chẽ, chính xác, tính đúng tính đủ dựa trên quy định về giá.

Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến cũng nhấn mạnh khi triển khai dự án thu hồi đất phải lấy ý kiến trực tiếp từ người dân trong quá trình thực hiện dự án. Hiệu quả của kiểm soát quyền lực, vấn đề tài sản hình thành trong hôn nhân, nếu mua dự án hình thành trong tương lai, quyền tài sản của phụ nữ hình thành trong quá trình hôn nhân hợp pháp...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).