Những ngày đêm anh dũng tự hào bảo vệ thành Huế

Chia sẻ

PNTĐ-PNTĐ trân trọng giới thiệu hồi ức của nhà thơ Hoàng Cát – nguyên chiến sỹ Quân đoàn 4, trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường Thừa Thiên Huế...

 
Cùng với chiến trường miền Nam, mặt trận Quảng Trị, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân TP Huế đã giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và phải ngồi vào bàn đàm phán. PNTĐ trân trọng giới thiệu hồi ức của nhà thơ Hoàng Cát – nguyên chiến sỹ Quân đoàn 4, trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường Thừa Thiên Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
 
Những ngày đêm anh dũng tự hào bảo vệ thành Huế - ảnh 1
Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 quân Giải phóng Trị - Thiên - Huế
nghiên cứu sa bàn trước khi tấn công trung đoàn 7 thiết giáp Ngụy.
(Ảnh tư liệu: Nguyễn Hồng Sáu/TTXGP)
 
Cuộc đời đẹp nhất trên trận chiến chống quân thù
 
Quân đoàn 4 của chúng tôi đóng quân trên rừng Trường Sơn ở cực Nam huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Đây là một vị trí chiến lược, hiểm hóc và hết sức lợi hại. Chúng tôi có thể kiểm soát được mọi hoạt động cả ngày lẫn đêm của địch từ đèo Phước Tượng đến đèo Phú Gia và kéo dài đến sát tận chân đèo Hải Vân ở phía Bắc.
 
Cuối mùa Đông năm 1967, hầu như toàn bộ khu vực chiến trường chúng tôi đóng quân mọi hoạt động quân sự có tính chất tác chiến, “đánh đấm” của Quân đoàn 4 khá là “im ắng”, thưa thớt và trầm xuống một cách lạ lạ, khác thường... Hầu khắp các đơn vị - từ hậu cần, tham mưu cho tới các tiểu đoàn trực tiếp chiến đấu ở phía tiền duyên, các đơn vị đặc công, công binh… đêm đêm từ Trường Sơn chiến khu xuống đồng bằng thu mua gạo của dân, gùi lên căn cứ. Sau này chúng tôi mới được biết, các cán bộ quan trọng nhất của Đoàn ra Hà Nội hay lên Quân khu bộ Trị - Thiên – Huế để nhận kế hoạch và nhiệm vụ tác chiến mới, hết sức đặc biệt, tuyệt đối bí mật, từ Trung ương đề ra…
 
Thời điểm đó, tôi là lính trực tiếp làm công tác về vũ khí - đạn (tức là quân giới nói chung) của Đoàn 4. Đội công tác của chúng tôi được bổ sung thêm ba cậu lính trẻ từ Bắc vào trong đại chiến dịch Mậu Thân. Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tháo lắp, sửa chữa tất cả các loại vũ khí của quân Giải phóng đang sử dụng trên chiến trường và thu được của địch sau các trận đánh – trong đó, đặc biệt nhiều là loại tiểu liên cực nhanh AR15 của Mỹ, pháo cối cầm tay M16, cối 81, 82…
 
Trước giờ G của lệnh Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Nam, đặc biệt là chiến trường Thừa Thiên – Huế, tâm trạng của chúng tôi đều bồi hồi, náo nức đến tột cùng. Không thể nào diễn tả hết bằng lời cho được, nhất là trước  bữa cơm Tất niên chiều 30 Tết Mậu Thân ấy. Tôi còn khắc ghi hình ảnh của Trưởng ban hậu cần Đoàn 4, người đại úy già từ thời kháng chiến chống Pháp tên là Khôi, đã xúc động đến trào nước mắt, nghẹn ngào thông báo quyết định to lớn và hệ trọng – mà ai ai trong tất cả chúng ta đang có mặt ở đây cũng đều âm thầm mong đợi từng ngày, từng phút, từng giây…
 
Đó là giờ G của chiến trường chúng ta sắp được điểm rồi. Chỉ vài giờ nữa thôi, toàn bộ quân và dân ta sẽ đồng loạt nổi dậy tổng tiến công vào tất cả các căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ ngay giữa lòng TP Huế thân thương của chúng ta!!!... Niềm vui sướng, nỗi xúc động trong trái tim mỗi người, cùng lúc đã vỡ òa thành những dòng lệ thiêng liêng và cao đẹp đến vô cùng. Trong  căn hầm chữ A rộng chừng ba mươi mét vuông, chúng tôi ôm chầm lấy nhau reo hò, hát vang bài ca quân hành với một tâm thế bừng bừng và sục sôi của những người đang được sống những giờ phút thiêng liêng và vô giá nhất của một đời người… Vui sướng và hoan hỉ đến nỗi, sướng đến nỗi không ai còn bụng dạ nào để thưởng thức bữa tiệc Tất niên chiều 30 Tết linh đình nữa.

Quật khởi chiến đấu
 
Ngay trong thời khắc Giao thừa, cùng với những cánh quân khác trên các mặt trận, đơn vị chúng tôi đã tiến công xuống đồng bằng, anh dũng chiến đấu, thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, tiêu diệt và tiêu hao được một bộ phận quan trọng sinh lực địch, chiếm giữ TP Huế trong một số ngày. Quân địch bị bất ngờ, hoảng loạn. Nhân dân và các lực lượng ta ở TP Huế cũng nhất tề nổi dậy diệt ác, phá kìm, cùng khởi nghĩa giành chính quyền.
 
Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian rất ngắn, quân và dân ta đã chiếm được hầu hết các mục tiêu chủ yếu đề ra, làm chủ TP Huế. 9 giờ ngày Mồng Một Tết, lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng đã tung bay trên đỉnh kỳ đài của Đại Nội Huế, báo hiệu TP Huế đã được giải phóng. Chiến công này thực sự to lớn, chóng vánh, gây chấn động thế giới. Niềm vui, tự hào và hạnh phúc, chúng tôi đã chiếm giữ và làm chủ TP Huế thân yêu của Tổ quốc trong một thời gian nữa sau đó, góp phần làm nên một chiến công bất hủ trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.
 
Một nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại TP Huế vẫn mãi mãi là một chiến công xuất sắc, hội tụ ý chí và sức mạnh quật cường của con người và dân tộc Việt Nam, biểu hiện sức sáng tạo và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà thơ Hoàng Cát

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

(PNTĐ) -  Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Bắc Kinh ký ngày 30/10/2022, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Triển lãm  “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm“Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).
Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

(PNTĐ) - Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ chiến sĩ, văn sĩ… yêu nước lại nhắc lại kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ. Đó là niềm vinh dự, kỷ niệm quá đỗi linh thiêng và không thể nào quên được...
Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

(PNTĐ) - Với người trẻ, mặc dù chỉ biết Bác qua các bộ phim tư liệu, bài hát, phương tiện truyền thông, hay qua lời kể của ông bà… thế nhưng họ luôn dành một tình cảm đặc biệt kính trọng đối với Bác.
Lan toả các sản phẩm, ý tưởng, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức sinh hoạt Hội

Lan toả các sản phẩm, ý tưởng, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức sinh hoạt Hội

(PNTĐ) - Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), kỷ niệm Ngày “Khoa học và Công nghệ Việt Nam” (18/5) và thực hiện chủ đề công tác năm 2024, nằm trong chuỗi hoạt động “Ngày hội Phụ nữ trên hành trình chuyển đổi số”, chiều ngày 18/5/2024, Hội LHPN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ trao giải Chung kết toàn quốc Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” năm 2024.
Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa hai Thủ đô

Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa hai Thủ đô

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh.